12:41 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tỉ phú nhãn Idor

Chủ nhật - 05/02/2017 09:21
Nhờ mạnh dạn chuyển vườn dâu kém hiệu quả sang trồng nhãn Idor mà ông Nguyễn Văn Đừng (52 tuổi, ngụ ấp Nhơn Phú 1, xã Nhơn Nghĩa, H.Phong Điền, TP.Cần Thơ) đã trở thành tỉ phú.
Ông Đừng kể khoảng 25 năm trước, ông được cha mẹ cho hơn 3 công đất ruộng khi lập nghiệp. Do ít đất nên ông cùng vợ phải đi mua lúa gạo về bán lại kiếm thêm thu nhập. Nghề buôn gạo giúp ông có đồng ra đồng vô, cộng với làm lúa, ông tích lũy dần để mua thêm đất.
Cứ có dư tiền là ông mua đất và nâng dần tổng diện tích lên hơn 14 công. “Lúc này, ở Phong Điền nhiều người trồng dâu nên tôi cũng lên liếp lập vườn trồng dâu. Những năm đầu trúng lắm, có năm lời gần 200 triệu đồng nên tôi cũng bỏ nghề buôn lúa gạo để tập trung lo vườn dâu. Nhưng dâu lại có thời gian thu hoạch ngắn, đến cao điểm giá xuống bán không kịp, dâu rụng đầy vườn nhìn rất xót. Từ đó, năm nào trúng giá dâu thì còn mừng chứ rớt giá cuộc sống cũng khá vất vả”, ông Đừng kể.
Cách đây khoảng 10 năm, trong một lần đi đám, nghe người bạn giới thiệu về cây nhãn Idor cho năng suất cao, giá bán ổn định nên ông Đừng quyết tâm tìm hiểu để cải tạo vườn trồng nhãn. Sau một thời gian đi đến nhà vườn, liên hệ các nhà khoa học về nông nghiệp học hỏi kỹ thuật, ông Đừng quyết định đốn 50% diện tích dâu đang sung sức để trồng nhãn. “Nhiều người nói tôi mạo hiểm vì dâu đang tốt lại đốn hết trồng nhãn. Tuy nhiên tôi chỉ thí điểm 50% diện tích, còn lại nếu có thất bại cũng còn phần vườn dâu sống qua ngày”, ông Đừng nói.
Lúc này, do nhãn còn nhỏ, để có thêm thu nhập, ông Đừng trồng xen đu đủ, chuối, ớt... Được cái, ông trồng gì cũng trúng nên các loại cây trồng xen đã giúp ông có nguồn thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm và duy trì cho đến khi cây nhãn có trái. "Vụ nhãn đầu tiên tôi lời trên 50 triệu, sau đó mỗi năm lời gần 200 triệu đồng. Tôi thấy hiệu quả kinh tế quá cao nên quyết định đốn phần dâu còn lại để trồng nhãn luôn cho tới giờ", ông Đừng kể.
Ông Đừng cho biết cây nhãn Idor sinh trưởng và phát triển nhanh, ít sâu bệnh, năng suất cao, đặc biệt là kháng được bệnh chổi rồng. Trái nhãn hạt nhỏ, cơm dày và giòn, ít nước, độ ngọt vừa, chất lượng không thua nhãn tiêu da bò. Bình quân 1 cây trưởng thành cho từ 200 - 300 kg trái, chùm sai có thể cân nặng đến 3 kg. Kể từ khi cho thu hoạch đến nay, vườn nhãn của ông Đừng chưa bao giờ thất mùa. Đặc biệt, ông còn nghiên cứu cách xử lý cho cây ra trái nghịch vụ để bán với giá cao gấp 2 lần nhãn mùa thuận.
Theo ông Đừng, để cây nhãn phát triển tốt, ăn bền thì thu hoạch xong cần cắt tỉa cành già, cành thừa. Mùa nắng đóng bờ, đậy gốc, giữ độ ẩm, cách 3 ngày mới tưới một lần. Trong chăm sóc, ngoài phân bón cần chú ý theo dõi “sức khỏe” của cây để kịp thời xử lý những tình huống phát sinh, đặc biệt là sử dụng phân, cách ly thời gian phun thuốc đến khi thu hoạch... để trái ngoài ngon, chất lượng còn bảo đảm an toàn.
Bây giờ, khi kỹ thuật đã thuần thục, ông Đừng còn làm thêm nghề chiết cành nhãn để bán cho nông dân. “Hiện giống nhãn Idor khan hiếm nên tôi tranh thủ chiết mỗi năm khoảng 4.000 nhánh bán cho nông dân khắp nơi, vừa bán giống vừa hướng dẫn kỹ thuật. Bà con đem về trồng nếu có vấn đề gì cứ gọi điện thoại trực tiếp tôi sẽ tư vấn để cùng làm ăn”, ông Đừng nói thêm. Hiện nay, mỗi năm vườn nhãn và các loại cây trồng xen, rồi làm cây giống giúp gia đình ông Đừng có thu nhập hơn 700 triệu đồng. 3 năm liền ông Đừng được công nhận nông dân sản xuất giỏi cấp thành phố.

Theo Nguyên Đạt/ Thanh niên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 272


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1139960

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71367275