22:24 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tỉ phú nông dân... đa canh

Thứ bảy - 04/08/2018 10:27
Đến ấp Hòa Bình, xã Hòa Tịnh, H.Chợ Gạo (Tiền Giang) hỏi thăm nhà ông Phạm Hồng Đức nhiều người lắc đầu không biết.
Ông Phạm Hồng Đức trong vườn gấc 1,2 ha /// Ảnh: Hoàng Phương
Ô

Nhưng khi hỏi người trồng gấc thì ai cũng biết đó là ông Mười Hai -
tên thường gọi của ông Đức ở địa phương.
Bỏ phố về vườn
Ông Đức kể, sau nhiều năm làm nghề mua bán, cung ứng hàng xuất khẩu cho một công ty rau quả tại TP.HCM nhưng không khá nổi, năm 2001 vợ chồng ông quyết định bỏ phố về vườn làm nông dân và...
khởi nghiệp bằng 2 công đất (2.000 m2) trồng nhãn tiêu. Vài năm sau, nhãn tiêu rớt giá thê thảm, ông quyết định phá nhãn trồng thanh long và theo cây thanh long suốt 13 năm. Vừa làm vừa tiết kiệm, tích lũy được chút vốn thì ông mua thêm đất. Nhờ vậy, hiện vợ chồng ông có hơn 3 ha đất trồng cây.
Theo ông Đức, trồng thanh long có hiệu quả nhưng chi phí đầu tư lớn và việc chăm sóc rất vất vả. Chẳng hạn, muốn ra bông phải xông đèn, khi có trái phải mướn người vuốt ngoe cho cứng nếu không sẽ thành hàng dạt..., chưa kể tiền phân bón, thuốc trừ sâu. Năm 2013, ông phá bỏ 1 ha thanh long chuyển sang thử nghiệm trồng gấc, đồng thời trồng xen dừa giống Mã Lai, lấy ngắn nuôi dài. Thấy mô hình này có hiệu quả, ông mở rộng dần ra toàn bộ diện tích
Hỏi cách chuyển đổi như thế nào? Ông Đức nói: “Khi phá bỏ thanh long tôi sử dụng lại trụ bê tông để trồng gấc, chỉ tốn thêm tiền giăng lưới làm giàn cho dây gấc leo. Đây là loại cây rất dễ trồng, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, thời gian trồng chừng 5 tháng bắt đầu thu hoạch. Đặc biệt, loại cây trồng này tốn rất ít phân bón và thuốc trừ sâu, chủ yếu sử dụng phân hữu cơ. Gấc ít bị sâu bệnh, chỉ có sâu ăn đọt, thường xảy ra vào mùa khô từ tháng 10 âm lịch trở đi. Cứ 6 m2 thì trồng một gốc, bằng nhánh ghép. Trồng 10 dây cho trái đủ 10 dây”.
Điều đặc biệt, theo ông Đức, gấc cho trái quanh năm và thời gian thu hoạch kéo dài tới vài chục năm. Khi cây già thì cắt bỏ ngọn, gốc sẽ mọc chồi non trở lại. Dây bò tới đâu ra bông và cho trái đến đó. Khu vườn gấc 1,2 ha của ông hiện nay ngày nào cũng thu hoạch. Nhưng quan trọng hơn, so với thanh long thì trồng gấc hiệu quả gấp nhiều lần. Hiện gấc bán tại chỗ thấp nhất cũng được 8.000 đồng/kg, trong khi bình quân mỗi trái 2 - 2,5 kg.
Hiện nay, đều đặn mỗi ngày ông Đức giao khách hàng 200 - 250 kg gấc. Ngày cuối tuần khoảng 300 kg nhưng cũng có khi khách hàng yêu cầu giao tới 1 tấn. Với giá bán như hiện nay, trung bình mỗi ngày gia đình ông thu trên dưới 2 triệu đồng. Riêng dịp Tết Nguyên đán 2018, ông bán gấc với giá 60.000 đồng/kg.
Đầu ra là quan trọng
Dễ trồng, chăm sóc đơn giản, nhưng điều quan trọng nhất là đầu mối tiêu thụ. Ông Đức cho biết nhiều năm nay ông chỉ hợp đồng tiêu thụ với đối tác duy nhất. Mỗi ngày, thu hoạch xong, ông chở lên giao tại chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM), giao hàng xong lấy tiền liền. “Với kinh nghiệm thực tế, tôi sẵn sàng hướng dẫn bà con về kỹ thuật trồng và chăm sóc gấc. Nhưng cần có thị trường tiêu thụ”, ông Đức thành thật.
Với nhu cầu của khách hàng, ông Đức cho biết khi trồng ông phải tính toán sao để mỗi ngày thu hoạch đều đặn, không để dư mà cũng không thiếu. Ngoài diện tích của gia đình, ông Đức còn cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật cho 6 hộ khác tại địa phương trồng rồi bán lại cho ông theo giá thị trường, nâng tổng diện tích trồng gấc lên 11 ha. Theo ông Đức, trồng gấc chi phí nhiều nhất là giai đoạn đầu như cắm trụ bê tông, làm giàn lưới, lắp đặt hệ thống tưới nước tự động. Sau khi trồng, bón phân thì ra chèo, ra bông rồi cho trái. Việc chăm sóc chủ yếu là cắt bỏ những trái đèo đẹt. Vì vậy, một mình ông chăm sóc 1,2 ha rất dễ dàng.
Ông Đức tính toán, trung bình 1 công gấc mỗi tuần thu được khoảng 200 kg. Với giá bán tại chỗ 8.000 đồng/kg thì được 1,6 triệu đồng. Như vậy, nếu nhân với 1,2 ha thì mỗi tuần thu nhập khoảng 20 triệu đồng và 1 tháng chừng 80 triệu đồng. Tính ra một năm đã có tiền tỉ.
Không chỉ làm giàu từ gấc, hiện gia đình ông Đức còn có vườn dừa rộng 2,5 ha. Đây là giống dừa Mã Lai, ông Đức mới trồng được 3 năm đã cho trái sai oằn. “Hiện mỗi tuần tôi thu hoạch đầy một xe tải rồi chở giao cho đầu mối tiêu thụ ở chợ Long Thành (Đồng Nai). Giá dừa đang giảm còn 85.000 đồng/chục 12 trái. Mỗi tuần tôi giao 1,2 thiên, khoảng 1.440 trái”, ông Đức giải thích.
Ngoài ra, ở vườn dừa, bên dưới ông Đức trồng xen lá lốt. Mỗi ngày vợ ông cắt khoảng 50 kg chở lên bỏ mối ở chợ Bình Điền, giá 10.000 đồng/kg. Với nhiều khoản sinh lợi như vậy, ông Đức thật thà mỗi năm gia đình
thu nhập hơn 1 tỉ đồng.
Theo Hoàng Phương/thanhnien.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 261

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 260


Hôm nayHôm nay : 52032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 931813

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64917757