08:15 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Tích tiểu thành đại”

Thứ năm - 18/08/2016 09:09
Với mức tiền gửi tiết kiệm mỗi tháng có thể từ 5.000 đồng, 10.000 đồng hay nhiều hơn khó có một NHTM nào chấp nhận cho dân gửi. Tuy nhiên, tại NHCSXH điều đó luôn được trân trọng, khuyến khích.

Thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ nghèo và các đối tượng chính sách tự nguyện tham gia gửi tiết kiệm nhằm tự tạo vốn cho mình, giảm áp lực khi đến kỳ trả lãi và nợ gốc cho ngân hàng.

Các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn giao dịch với NHCSXH tại Điểm giao dịch xã

 

Với ý nghĩa đó, những năm qua, NHCSXH tỉnh Lào Cai tích cực tuyên truyền để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tham gia gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, nhằm tạo ý thức tiết kiệm, tích lũy và bảo vệ nguồn thu nhập hình thành từ những món vay.

Tính đến hết tháng 6/2016, nguồn vốn tiết kiệm thông qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn trong toàn tỉnh đạt 36,8 tỷ đồng với gần 73.500 hộ nghèo và các đối tượng chính sách tham gia, bình quân mỗi hộ gửi tiết kiệm 502 nghìn đồng, tăng 127 nghìn đồng/hộ so với năm 2015.

Mục tiêu của chương trình rất rõ ràng. Tuy nhiên, khi đi vào thực hiện không phải hộ nghèo nào cũng hiểu được điều đó, nhất là với tỉnh miền núi vùng cao, biên giới như Lào Cai, nơi có tỷ lệ hộ đồng bào DTTS chiếm gần 65% dân số trong toàn tỉnh, nhận thức của đồng bào còn chưa cao.

Phó Giám đốc NHCSXH huyện Bảo Thắng, Hoàng Thị Lý chia sẻ, thời gian đầu khi triển khai, đơn vị gặp nhiều khó khăn do hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS từ trước đến nay không có thói quen gửi tiền tiết kiệm.

Nhận thức được điều đó, đơn vị đã tích cực phối hợp với các hội, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền đến bà con nhân dân bằng nhiều hình thức như cử cán bộ ngân hàng, cán bộ nhận ủy thác tham dự họp với Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn để tiếp cận trực tiếp hộ vay; tuyên truyền đến hộ dân khi giao dịch; niêm yết thông tin tại các Điểm giao dịch...

“Hàng tháng hộ nghèo tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn sẽ gửi tiết kiệm với mức do tổ tự thống nhất, bởi trong cùng một tổ nhưng các thành viên vay vốn có hoàn cảnh kinh tế và nhu cầu khác nhau. Thậm chí, khi hộ vay chỉ gửi 5.000 đồng, 10.000 đồng hay nhiều hơn trong mỗi tháng chúng tôi vẫn sẵn sàng nhận. Ngân hàng trân trọng từng đồng vốn của người nghèo, kể cả số tiền đó rất nhỏ”, Phó Giám đốc Hoàng Thị Lý nói.

Với phương châm “tích tiểu thành đại”, hiện tại NHCSXH huyện Bảo Thắng đã nhận được 6,2 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua 376 Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn, bình quân một hộ gửi 545 nghìn đồng.

Đại diện đơn vị duy trì tốt hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm của tổ viên trên địa bàn huyện Bảo Thắng 5 năm nay, ông Chảo Kiềm Tiến - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Chành, xã Xuân Giao cho biết: Khi có chủ trương nhận tiết kiệm thông qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn, Ban quản lý tổ đã tổ chức họp bàn, phân tích ý nghĩa của chương trình, từ đó, thống nhất các thành viên trong tổ gửi tiết kiệm. Những hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mỗi tháng gửi 10.000 đồng đến 20.000 đồng, hộ khá hơn thì gửi 50.000 đồng đến 100.000 đồng.

Đến nay, 55 thành viên trong Tổ tiết kiệm và vay vốn do ông Tiến quản lý đều tham gia gửi tiền tiết kiệm và thực hiện tốt việc gửi tiền tiết kiệm định kỳ hàng tháng với tổng số dư tiền gửi tiết kiệm của tổ đạt 19,3 triệu đồng, bình quân 350 nghìn đồng/hộ.

“Với số tiền này, trường hợp tổ viên gặp khó khăn trong việc trả nợ gốc, lãi cho ngân hàng thì Ban quản lý tổ sẽ sử dụng nguồn vốn tiết kiệm để giúp tổ viên trả nợ, từng bước, giải quyết khó khăn”, ông Tiến chia sẻ.

Bởi vậy, với các hộ vay vốn NHCSXH, việc tham gia gửi tiền tiết kiệm một cách tự nguyện không chỉ giảm gánh nặng trả nợ cho ngân hàng, mà còn giúp chính người nghèo hình thành thói quen, tư duy kinh tế trong việc sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả, tăng thêm sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ.

Quan trọng hơn, thông qua hoạt động này, ngân hàng đã từng bước tạo cho người nghèo có ý thức tiết kiệm để tự tạo lập nguồn vốn riêng nhằm giải quyết những khó khăn đột xuất, giảm áp lực khi đến kỳ nộp lãi, trả nợ gốc cho NHCSXH.

Chương trình tiết kiệm này vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa xã hội. Nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm của người nghèo qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn không chỉ bổ sung một phần vào nguồn vốn cho vay, mà qua đó các hộ vay vốn đã góp phần giúp nhau và giúp nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong tỉnh có thêm cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để thoát nghèo.

Bên cạnh đó, việc giảm nhẹ gánh nặng trả nợ gốc, lãi của hộ vay từ việc sử dụng tiền gửi tiết kiệm cũng giúp ngân hàng giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 287

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 274


Hôm nayHôm nay : 41885

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 361588

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73408559