12:44 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiền Giang: Trồng cỏ nuôi bò, dê đạt hiệu quả cao

Thứ hai - 03/11/2014 22:09
Từ khi dự án nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai hoàn thành, tuyến đê ven sông Ba Lai được đưa vào sử dụng, một số hộ dân sinh sống ven tuyến đê xã Thành Triệu đã tận dụng khoảng đất trên mặt đê và hành lang bảo vệ đê để trồng rau màu, chuối, đu đủ và cây lâu năm.
Tiền Giang: Trồng cỏ nuôi bò, dê đạt hiệu quả cao

Tiền Giang: Trồng cỏ nuôi bò, dê đạt hiệu quả cao

Tuy nhiên, UBND huyện Châu Thành đã triển khai giải tỏa các loại cây này. Thay vào đó, mặt đê và hành lang bảo vệ đê được trồng các loại rau màu, mái đê chỉ được trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc. Từ đó, các hộ dân đã chuyển sang trồng cỏ voi trên mặt đê và mái đê để làm thức ăn cho gia súc. Mô hình này hiện đang mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân nơi đây.

 

50 hộ dân sinh sống ven tuyến đê sông Ba Lai trồng cỏ voi trên 3.000m2 đất để làm thức ăn cho trên 200 con bò và 80 con dê. Trung bình mỗi hộ có từ 2-4 con bò hoặc dê và cỏ voi các hộ trồng đủ lượng thức ăn tươi và dự trữ quanh năm cho đàn bò, dê của gia đình. Cỏ voi dễ trồng, là nguồn thức ăn dồi dào cho bò, dê giúp người nông dân tiết kiệm chi phí. Ông Đặng Văn Chính - người dân ấp Phước Thạnh 2 cho biết, ông trồng cỏ ven tuyến đê đã được 2 năm trên diện tích 2.000m2 đất; cỏ do ông trồng không xịt thuốc trừ sâu nên cho bò ăn ông an tâm hơn là đi cắt cỏ ở những nơi khác; mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận từ đàn bò khoảng 50-60 triệu đồng.

Được biết, cỏ voi trồng khoảng 30 ngày, độ cao chừng 1,5m thì bắt đầu thu hoạch; sau đó thu tái sinh với chu kỳ 25-40 ngày. Chu kỳ trồng của cỏ voi là từ 3-4 năm. Ban đầu, cỏ voi cần bón lót, rồi phân đạm; sau đó thì chỉ tận dụng phân thải của bò hoặc dê để bón thêm nên chi phí đầu tư thấp, lại cho sản lượng cao trong nhiều năm. 

Tuyến đê ven sông Ba Lai sắp tới sẽ xây dựng đường giao thông để người dân thuận tiện đi lại. Vì vậy, Hội Nông dân xã Thành Triệu khuyến cao bà con nông dân nơi đây cần tận dụng đất nhà trên vườn cây ăn trái để trồng thêm cỏ, để khi tuyến đê xây dựng đường giao thông, đàn bò, đàn dê của người dân vẫn có đủ nguồn thức ăn tươi, góp phần tăng thu nhập.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ trồng cây rau màu hiệu quả thấp sang trồng cỏ voi nuôi bò, dê tại xã Thành Triệu là hướng đi đúng trong mục tiêu phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần thực hiện thành công tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.

 

Nguồn: Đồng Khởi Điện Tử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 197


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 265606

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73312577