14:42 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tìm hướng đi bền vững cho cây thanh long - Bài 2: Phát triển theo hướng công nghệ cao

Thứ ba - 12/09/2017 05:35
Bình Thuận đang hình thành vùng sản xuất thanh long theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghiệp cao để nâng cao chất lượng sản phẩm.

 

Bình Thuận phát triển cây thanh long theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: TTXVN

Để phát triển thanh long bền vững, tỉnh Bình Thuận quy hoạch diện tích trồng thanh long đến năm 2020 đạt 28.000 ha, năng suất 28 tấn/ha, sản lượng đạt 750.000 tấn.

Đến năm 2025, địa phương sẽ mở rộng diện tích lên 30.000 ha, năng suất bình quân đạt 30 tấn/ha, sản lượng trên 850.000 tấn. Theo quy hoạch sẽ nâng tỷ lệ diện tích trồng thanh long an toàn (VietGAP, GlobalGAP) năm 2020 đạt trên 50% và đến năm 2025 đạt trên 70%. 

Hướng phát triển thanh long của tỉnh Bình Thuận hiện nay là không khuyến khích phát triển diện tích, tập trung phát triển sản xuất thanh long đi vào chất lượng.

Ông Phạm Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, muốn thanh long phát triển hiệu quả, ổn định và bền vững, phương pháp canh tác duy nhất là phải sản xuất theo quy trình sạch, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường về độ an toàn của sản phẩm. 

Để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao toàn diện, tỉnh Bình Thuận hình thành vùng sản xuất thanh long theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghiệp cao với quy mô 10.000 ha, tại hai huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng triển khai dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2.000 ha tại huyện Bắc Bình. 

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về triển khai chương trình sản xuất thanh long sạch theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn, các sở, ngành liên quan, địa phương nỗ lực thực hiện nhiệm vụ sản xuất thanh long an toàn theo hướng VietGAP.

Đến tháng 6/2017, diện tích thanh long được chứng nhận nhận VietGAP là 7.680 ha, chiếm khoảng 30% diện tích thanh long toàn tỉnh, với hơn 9.000 hộ nông dân tham gia và hình thành được 382 tổ hợp tác, nhóm liên kết và trang trại.

Việc sản xuất thanh long an toàn ngoài ý nghĩa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp nâng cao giá trị kinh tế sản phẩm thanh long Bình Thuận, còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nhất là môi trường đất và nước. 

Ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của nông dân. Nhiều nông dân thấy rõ được ý nghĩa của Chương trình sản xuất theo VietGAP đã tự nguyện đăng ký tham gia hoạt động và thực hiện đúng các yêu cầu của VietGAP để được đánh giá chứng nhận đạt tiêu chuẩn.

Việc sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP đáp ứng việc nâng giá trị sản phẩm thanh long và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Mặc khác, góp phần cải thiện môi trường sản xuất; giảm tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế sự phát sinh, gây hại của các loại sâu bệnh cho cây trồng; làm tăng uy tín và chất lượng đối với sản phẩm thanh long Bình Thuận. 

Bên cạnh việc trồng thanh long theo tiêu chuẩn ViệtGAP, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng thanh long lần đầu tiên của tỉnh cũng được triển khai tại huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình.

Mô hình này không trồng thanh long theo cách truyền thống là trồng từng trụ, mà trồng theo hình thức dây leo từng giàn, vừa tiết kiệm diện tích, hiệu quả kinh tế cao gấp 2 lần so với truyền thống. Mô hình canh tác sử dụng hoàn toàn theo phương pháp hữu cơ, tạo ra sản phẩm sạch, không sử dụng thuốc hóa học…

Tỉnh Bình Thuận đánh giá đây là mô hình kiểu mẫu có thể nhân rộng để nông dân học tập và mạnh dạn thay đổi phương pháp trồng truyền thống, qua đó tiết kiệm chi phí và tăng năng suất cây trồng. 

Ông Phạm Văn Minh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Đông Á (đơn vị triển khai trồng thanh long giàn tại huyện Bắc Bình) bày tỏ: "Chúng tôi đã triển khai 1,5 ha trồng thanh long theo hướng công nghệ cao; diện tích thanh long này nằm trong dự án với quy mô 60ha.

Công ty triển khai trồng thanh long công nghệ cao theo phương pháp mới, trồng theo giàn. Với phương pháp này, năng suất và hiệu quả gấp đôi so với trồng truyền thống. Công ty sẽ tập trung nâng chất lượng, hiệu quả trên diện tích. Hiện Công ty đã có đối tác bên Australia đã chấp nhận và đồng ý công nhận sản phẩm là thanh long Oganic (thanh long sạch).". 

Theo ông Phạm Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, để giữ vững thương hiệu cho thanh long, đặc biệt là thị trường xuất khẩu thanh long thế giới, tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương yêu cầu các cơ sở không thu mua thanh long không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; ưu tiên mua thanh long đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Tỉnh cũng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhắc nhở các đơn vị sản xuất thanh long sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách); đặc biệt phải đúng quy trình đã đăng ký với Trung tâm Nghiên cứu phát triển thanh long. 

Nền nông nghiệp thế giới đang dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng xanh và bền vững, với việc định hướng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao, Bình Thuận hứa hẹn sẽ tạo ra một nền nông nghiệp với sản phẩm sạch, phát triển nhanh và không gây tổn hại đến môi trường./.

Theo Nguyễn Thanh/bnews.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 80

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 75


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 230721

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73277692