02:42 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tín dụng chính sách: Nâng cao vị thế người phụ nữ

Thứ sáu - 19/10/2018 10:27
Việc cung cấp tín dụng chính sách xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã không những đáp ứng nhu cầu tài chính của phụ nữ nghèo mà còn nâng cao năng lực và địa vị xã hội của họ, góp phần vào sự tiến bộ của phụ nữ nông thôn.

Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước, thể hiện ở số nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động. Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Theo báo cáo năm 2016 của Tổng cục Thống kê, lao động nữ của cả nước là 26,2 triệu người, trong đó khoảng 44% đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Ở nông thôn, tỷ lệ phụ nữ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp lên tới 63,4% so với 57,5% nam giới. Có thể nói, phụ nữ là lực lượng lao động quan trọng và chủ chốt trong sản xuất nông nghiệp.

Cụ thể, tỷ lệ lao động nữ trong khu vực phi chính thức khá cao, chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. 62,4% lao động nữ làm việc trong gia đình không hưởng lương và tự làm; 41,1% lao động nữ làm những công việc giản đơn. Chất lượng việc làm của lao động nữ còn thấp; tính ổn định, bền vững trong việc làm không cao. Mặt khác, vị thế trong việc làm của lao động nữ vẫn kém hơn đáng kể so với nam giới. 

12.jpg
Ảnh minh họa.

Ở Việt Nam, thực tế cũng cho thấy, tín dụng chính sách xã hội được đánh giá là phù hợp với khả năng và nhu cầu của người nghèo/người có thu nhập thấp. Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ tài chính (như tín dụng, tiết kiệm...) cho đối tượng nghèo và thu nhập thấp NHCSXH còn phối hợp với hội, đoàn thể và các cơ quan khuyến nông tư vấn, đào tạo để giúp cho người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo có đủ năng lực khởi sự hoạt động kinh doanh, vươn lên làm chủ hoàn cảnh, cải thiện cuộc sống, thoát khỏi cảnh nghèo một cách bền vững.

Là tổ chức có số vốn nhận ủy thác lớn nhất của NHCSXH trong số các tổ chức hội, đoàn thể, thời gian qua, Hội LHPN Việt Nam đã tạo điều kiện, hỗ trợ phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo có cơ hội tiếp cận trực tiếp với nguồn vốn vay, giúp chị em phát huy được tính tự chủ trong việc phát triển kinh tế, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đến nay, Hội LHPN Việt Nam đang quản lý 68.991 Tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ đạt trên 72 nghìn đồng cho trên 2,6 triệu hộ vay vốn. Trong đó tập trung ở các chương trình: cho vay hộ nghèo hơn 13,5 nghìn tỷ đồng; hộ cận nghèo trên 11,7 nghìn tỷ đồng; hộ thoát nghèo trên 12 nghìn đồng; học sinh, sinh viên thông qua hộ gia đình hơn 5,2 nghìn đồng.

Qua 16 năm triển khai thực hiện 2002 - 2018, Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp với NHCSXH thực hiện đúng quy trình cho vay hộ nghèo. Sinh hoạt Tổ tiết kiệm và vay vốn đã được các cấp Hội duy trì thường xuyên với nội dung phù hợp và thiết thực. Tại các buổi sinh hoạt tổ, chị em vay vốn đã được tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm sản xuất và hướng dẫn cách sử dụng vốn vay vào làm ăn, cách xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; góp phần hạn chế những nguyên nhân phổ biến của các hộ nghèo như sinh nhiều con, không biết cách tính toán làm ăn…Thông qua sinh hoạt tổ, chị em hội viên đã có dịp hiểu và chia sẻ và gắn bó với nhau, từ đó góp phần tập hợp ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội. Kết quả 100% Tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội LHPNVN quản lý thực hiện đúng hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH như đôn đốc thành viên trả nợ gốc theo hợp đồng thoả thuận. Chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội của các Tổ tiết kiệm và vay vốn do tổ chức Hội Phụ nữ quản lý ngày càng đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn vay. 

Có thể nói, tín dụng chính sách xã hội là công cụ hiệu quả và đáng tin cậy, đã và đang cung cấp ngày càng nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ tài chính và phi tài chính cho người nghèo. Tín dụng chính sách xã hội giúp họ tăng thêm thu nhập, tạo lập hoạt động kinh doanh bền vững và giảm khả năng tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài.

Tín dụng chính sách xã hội đồng thời là công cụ mạnh mẽ giúp người nghèo, đặc biệt phụ nữ yếu thế trở thành trụ cột kinh tế gia đình, từ đó thêm tiếng nói và vị thế trong gia đình - xã hội. Hầu hết các nữ doanh nhân vi mô này không chỉ vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống, mà còn tạo được hiệu ứng tích cực tới cộng đồng: tạo thêm việc làm hay đào tạo nghề giúp các chị em phụ nữ khác tại địa phương có cơ hội phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững./.

 Theo Thanh Tâm/kinhtenongthon.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xã hội

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 652


Hôm nayHôm nay : 34179

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1425201

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74472172