00:28 EDT Thứ tư, 26/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tín dụng chính sách góp phần tạo đổi thay ở ATK Tuyên Quang

Thứ bảy - 31/08/2019 21:06
Sau 50 năm ngày thực hiện Di chúc của Bác, điều làm cho chúng tôi ngỡ ngàng là cuộc sống của nhân dân các dân tộc nơi đây ngày càng được nâng cao, nông thôn khởi sắc sau 74 năm giành độc lập, tự do.
tr23b.JPG
Gia đình chị Vũ Thị Thảo thu hái chè.

Trở về Sơn Dương, mảnh đất ATK của tỉnh Tuyên Quang vào những ngày cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày thực hiện Di chúc của Bác, điều làm cho chúng tôi ngỡ ngàng là cuộc sống của nhân dân các dân tộc nơi đây ngày càng được nâng cao, nông thôn khởi sắc sau 74 năm giành độc lập, tự do.

Mạnh dạn phát triển thương hiệu chè Tuyên Quang

Trên nương chè xanh mướt, chúng tôi được anh Nguyễn Mạnh Thắng, Chủ nhiệm HTX Ngân Sơn - Trung Long (thôn Trung Long, xã Trung Yên), cho biết, chè trồng ở đây ngon không kém gì chè ở Thái Nguyên, nhưng chưa có thương hiệu như chè Thái Nguyên.

Nguyên nhân là do người dân ở đây chưa có kinh nghiệm  trong việc trồng, chăm sóc chè, chưa áp dụng phương pháp chăm sóc để cây chè đạt chất lượng cao, mặc dù chất đất ở đây không kém gì chất đất ở Thái Nguyên. Vì vậy, giá chè thành phẩm của Thái Nguyên so với chè thành phẩm được trồng ở đây chênh nhau 7 - 8 lần.

Năm 2013, anh Thắng thành lập tổ hợp tác với số thành viên ban đầu là 8 người và có khoảng 40 gia đình trồng chè liên kết  cùng nhau sản xuất, chế biến chè và tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm, thị trường chủ yếu là trên địa bàn của tỉnh và một số tỉnh lân cận.  Để phát triển sản xuất, anh Thắng và các hội viên mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Dương.

Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc và chế biến chè, sản phẩm chè xanh của HTX có giá ban đầu 70.000 - 80.000 đồng/kg, nay tăng lên  200.000 – 250.000 đồng/kg, chất lượng chè được người tiêu dùng đánh giá là tương đương với chè Thái Nguyên.

Anh Thắng cho biết thêm, trong quá trình vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, sản phẩm chè xanh Trung Long của HTX đã có chỗ đứng trên thị trường. Để phát triển sản xuất, HTX đã mạnh dạn trồng chè theo quy trình VietGAP với diện tích ban đầu 3ha để tăng thu nhập cho xã viên và những gia đình liên kết.

Gia đình chị Vũ Thị Thảo ở thôn Trung Long tham gia trồng chè liên kết với  HTX chè Trung Long cho biết, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng, chăm sóc chè xanh,  2 năm gần đây, vợ chồng tôi thu hoạch chè gấp 7 - 8 lần trước đây. Mỗi năm chúng tôi thu hoạch 8 đợt, mỗi đợt bán được trên 12 triệu đồng. Trung bình mỗi năm gia đình thu được trên dưới 100 triệu đồng từ bán chè nguyên liệu cho HTX Trung Long.

“Dự định của gia đình là sẽ vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng diện tích trồng chè để tăng năng suất và phát triển kinh tế gia đình”, chị Thảo chia sẻ.

Chủ nhiệm HTX chè Trung Long Nguyễn Mạnh Thắng mong muốn sản phẩm chè Trung Long sớm có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước.

Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Dương Đỗ Văn Hùng cho biết, tính từ năm 2014 đến 30/6/2019, đã có 26.428 hộ là hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn từ ngân hàng, trong đó có nhiều hộ đầu tư sản xuất kinh doanh như anh Thắng và các hộ trồng chè tại đây.

Đồng hành cùng người dân

tr23.JPG

Ông Đoàn Văn Thạnh (bên phải), Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Trung Long trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn.


Anh Đoàn Văn Thạnh, Tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn của thôn Trung Long, cho biết, hiện  tổ có 23 hội viên, trong đó có 19 hội viên còn dư nợ trên 650 triệu đồng. Nhiều hội viên đã trả hết nợ vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội nhưng vẫn muốn tham gia sinh hoạt tại tổ.

Hội viên vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để  phát triển sản xuất kinh doanh được hưởng nhiều ưu đãi: lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài và có nhiều chương trình vay ủy thác từ nguồn vốn của các tổ chức, phù hợp với điều kiện của từng hộ gia đình, cá nhân.

Theo anh Thạnh, các hộ gia đình trong tổ vay vốn chính sách đầu tư trồng chè, trồng rừng, chăn nuôi trâu, bò... Nhìn chung, các gia đình đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ đã thoát nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội là bạn đồng hành với người nông dân trong phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Chị Vũ Thị Thảo chia sẻ, nhờ   Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Dương mà gia đình có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, từng bước vươn lên khá - giàu, lo cho con cái ăn học đến nơi đến chốn.

tr23a.JPG

Chị Vũ Thị Thảo bên nương chè của gia đình.

Giám đốc Đỗ Văn Hùng cho biết, nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu  thông qua cho vay ủy thác.  Việc cho vay được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ; cán bộ ngân hàng theo dõi địa bàn xã tăng cường công tác kiểm tra trong, trước và sau cho vay, đảm bảo đối tượng thụ hưởng  sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.

Từ ngày 1/3/2019, Ngân hàng Chính sách xã hội nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay. Sau khi hồ sơ vay vốn của các hộ gia đình hoàn thiện đúng theo các quy định của pháp luật, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện sẽ tiến hành xuống trực tiếp các hộ để thẩm định và phê duyệt vay vốn cho người dân.

Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày  22/11/2014của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tín dụng chính sách của Sơn Dương ngày càng phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo,  đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Đánh giá về kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40, bà Phạm Thị Nhị Bình, Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, cho biết, với số dư nợ lên đến 535 tỉ đồng, chất lượng hoạt động tín dụng chính sách từng bước được nâng lên, các phiên giao dịch ở xã, thị trấn được đảm bảo theo quy định, nợ quá hạn giảm theo từng năm. Hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn rất hiệu quả, phối kết hợp nhiều chương trình cho vay cho các đối tượng, kết hợp cho vay phát triển kinh tế, phát triển giáo dục, vì vậy, hiệu quả đồng vốn cho vay đạt kết quả rất cao.

74 năm sau ngày Bác đọc  Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, những thay đổi kỳ diệu trên mảnh đất ATK Tuyên Quang có sự đóng góp tích cực của hoạt động tín dụng chính sách huyện Sơn Dương.

 

Theo Ngọc Thủy/kinhtenongthon.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 211


Hôm nayHôm nay : 30994

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1649102

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63731324