16:38 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

'Tôi muốn là người của làng'

Thứ năm - 24/08/2017 03:05
Đó là ước nguyện của Nguyễn Công Lộc, chàng kỹ sư trẻ tốt nghiệp đại học và tình nguyện về công tác ở xã vùng sâu của tỉnh Gia Lai.

"Được làm cái việc mình muốn"

Nguyễn Công Lộc sinh năm 1986, nhà ở xã Cư An (huyện Đăk Pơ, Gia Lai). Lộc thi đỗ trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh- chuyên ngành Thú y khóa 2004- 2009.

11-08-12_1
Nguyễn Công Lộc phát triển chăn nuôi

Với nhiều bạn sinh viên khác, mới ra trường luôn mong muốn được ở lại làm việc ở thành phố lớn, hoặc làm việc cho một cơ quan, doanh nghiệp nào đó nhàn hạ cho bản thân. Với Lộc thì khác, tốt nghiệp năm 2009 thì đến tháng 4/2010, chàng sinh viên trẻ tuổi tình nguyện về nhận công tác ở xã Ya Hội- xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện Đăk Pơ.

- Sao Lộc không xin một việc gì đó ở thành phố, hoặc một phòng ban nào đó ở huyện cho gần nhà mà lại tình nguyện về đây? Tôi hỏi.

Lộc cười hiền:

- Đơn giản là về đây, em sẽ được làm cái việc mình muốn làm!

Ra là vậy. Chàng thanh niên trí thức với tấm bằng cử nhân Nông học chuyên ngành Thú ý này cũng không kém phần "láu cá", bởi Ya Hội chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Và chỉ có ở đây, Lộc mới phát huy hết sở trường của mình.

Lộc kể: Tuy Ya Hội chỉ cách nhà (xã Cư An) trên dưới hai mươi cây số, nhưng là xã vùng ba- xã đặc biệt khó khăn nên cơ sở vật chất thiếu thốn rất nhiều, cuộc sống của người dân cũng còn nhiều khó khăn. Vừa rời chốn Sài Gòn đô hội, về nhận công tác ở đây nên những ngày đầu, không tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Vậy là chỉ còn cách lao vào công việc, tìm niềm vui trong công việc, phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Năm đầu về xã, Lộc được bố trí làm công tác Văn phòng Đảng ủy xã. Sau một năm nỗ lực làm việc, Lộc trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức, được bố trí phụ trách mảng nông nghiệp- nông thôn mới và xây dựng cơ bản của xã. Đến năm 2012, Lộc vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Nhận xét về chàng sinh viên trẻ tuổi mới ra trường này, anh Dương Thái Thạch, Phó Chủ tịch UBND xã Ya Hội, cho biết: Lộc là người nhanh nhẹn, có chuyên môn lại nhiệt tình trong công việc nên từ ngày nhận nhiệm vụ, Lộc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạo đức lối sống trong sáng lành mạnh. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, Lộc không quản ngại thức khuya dậy sớm, kịp thời nắm bắt tình hình dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, từ đó giúp bà con có hướng xử lý kịp thời...  

Muốn là 'người của làng'

Xã đặc biệt khó khăn Ya Hội có tổng diện tích tự nhiên trên 17.000 ha với 10 làng đồng bào. Cả xã có 574 hộ với 2.763 nhân khẩu. Là xã vùng sâu của tỉnh Gia Lai, đất rộng người thưa, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (cả xã có đến 93% là đồng bào dân tộc thiểu số), vì vậy tập tục canh tác của người dân nơi đây đa phần còn lạc hậu: Trồng trọt manh mún nhỏ lẻ, chăn nuôi thì chủ yếu vẫn là thả rông trong rừng. Theo đó, đời sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn.

Ý thức được điều này, không quản ngại khó khăn, chàng kỹ sư trẻ luôn bám làng, bám dân. Không quản ngại nắng mưa khuya sớm, Lộc luôn đến từng làng, từng hộ dân để nắm bắt tình hình trồng trọt, chăn nuôi của đồng bào. Từ đó có những đề xuất kịp thời với chính quyền, hướng đồng bào dần tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi.

11-08-12_2
Lãnh đạo xã họp bàn giải pháp phát triển kinh tế địa phương

Lộc chia sẻ: "Khi mới về nhận công tác ở xã vùng sâu này, anh không tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn bước đầu. Tuy nhiên là người cùng địa bàn huyện, lại nhiệt tình lao vào công việc nên khó khăn ban đầu rồi cũng dần qua đi. Đặc biệt là Lộc luôn nhận được sự giúp đỡ, bảo ban của các anh, các chú ở ủy ban, ở Đảng ủy xã, cộng với sự nhiệt tình của anh, từ đó đã được bà con nơi đây đền đáp".

Anh cảm thấy vui khi nhiều hôm ngày nghỉ, thậm chí nửa đêm, có người vẫn gọi điện đến cho anh, vì... bầy heo ở nhà họ bị bệnh hay đẻ khó. Vậy là, ngay trong đêm, anh lao xe máy về làng, cùng dân kiểm tra và sớm đưa ra biện pháp cứu chữa hợp lý.

- Em cảm thấy rất vui vì bà con tin tưởng mình, xem mình như đã là người của làng- Lộc hào hứng nói.

Hỏi về dự định cho tương lai, Lộc không ngần ngại thổ lộ: "Được bà con tin tưởng, em cũng muốn là người của làng. Em muốn gắn bó lâu dài cùng bà con nơi đây".

Lộc chia sẻ thêm, bà con ở đây vẫn còn tập tục chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi bò thì chủ yếu vẫn là thả rông trong rừng; trồng trọt thì chưa áp dụng nhiều những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Anh muốn cùng xã nâng cao dân trí, thay đổi tập tục sản xuất, chăn nuôi lạc hậu đã có từ lâu đời rồi. Chỉ có vậy thì đời sống người dân mới dần được cải thiện.

Chàng sinh viên trẻ ngày nào giờ đã có vợ và hai con. Vợ anh làm công tác địa chính ở phường Ngô Mây (thị xã An Khê). Bản thân anh luôn xa nhà, thu nhập chưa cao, nhưng "em cảm thấy hài lòng, bởi đã thực sự gắn bó tình cảm với địa phương, với đồng bào nơi đây. Đặc biệt là được đồng bào yêu quý và tin tưởng. Dẫu còn nhiều khó khăn, nhưng em vui vì được làm cái công việc mình đam mê, vì ít nhiều cũng đã giúp đỡ được phần nào với những người dân vùng sâu còn không ít khó khăn này...", Lộc tâm sự.

Nhận xét về chàng thanh niên trí thức trẻ tình nguyện về nhận công tác ở xã vùng sâu này, ông Đinh Pri- Bí thư đảng ủy xã Ya Hội, cho biết: Khi mới về thực tập, Lộc đã chứng tỏ là người có chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc. Khi được giao phụ trách công việc đúng ngành mình học, lại được sự kèm cặp, giúp đỡ tận tình của Đảng ủy và ủy ban, Lộc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

"Quy hoạch giai đoạn 2020- 2025, Lộc sẽ là một trong những cán bộ chủ chốt của xã Ya Hội", ông Đinh Pri cho biết thêm.

Theo Trần Đăng Lâm/Nông Nghiệp.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 210

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 209


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1150389

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71377704