18:43 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trà Vinh: Nuôi nai lấy nhung cho thu nhập ổn định

Chủ nhật - 06/04/2014 23:48
Gia đình anh Nguyễn Văn Hẳng là hộ nuôi nai đầu tiên ở ở ấp 2, xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè. Năm 2007, qua tìm hiểu nhiều nơi thấy nuôi nai không khó nhưng lợi nhuận cao gấp 3 – 4 lần nuôi bò, đặc biệt là nguồn thức ăn phong phú tại địa phương, nên anh đã quyết định đầu tư 40 triệu đồng mua 01 cặp nai 2,5 tuổi, trọng lượng khoảng 70kg/con để nuôi lấy nhung và bán nai giống.

Sau gần 05 năm phát triển nghề nuôi nai, từ 1 cặp nai giống ban đầu, đến nay đàn nai giống của gia đình anh đã sinh thêm 6 nai con và bán ra ngoài thị trường 04 con nai giống với số tiền thu về 80 triệu đồng; nhung nai đã thu được 10 đợt, giá trị 120 triệu đồng. Tổng thu sau 5 năm 200 triệu đồng, trừ con giống ban đầu còn 160 triệu. Công chăm sóc không nhiều, thức ăn tự nhiên (cỏ, một số cây có lá khác) và từ khi nuôi đến nay không xuất hiện bệnh nên không tốn chi phí thuốc thú y.

Theo anh Hẳng: “Nuôi nai dễ chăm sóc và hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp nhiều lần so với các con vật nuôi truyền thống khác. Nai được 3 tuổi thì bắt đầu có lộc nhung, từ lúc nhung nai mọc đến thu hoạch là 50 ngày, thời gian thu hoạch nhung lần sau cách lần trước khoảng 10 tháng, tùy vào điều kiện chăm sóc và sức khỏe của nai, trọng lượng nhung sẽ tăng dần theo độ tuổi của nai. Trung bình mỗi năm, trọng lượng nhung tăng 300 – 400 gram. Tuy nhiên, nai là động vật hoang dã nên phải đăng ký với Chi cục kiểm lâm để được cấp phép, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi trong quá trình vận chuyển, bán ra ngoài tỉnh”.

Anh Phạm Văn Tám – Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè cho biết: “Từ mô hình nuôi nai đầu tiên của gia đình anh Nguyễn Văn Hẳng, đến nay đã nhân rộng thêm được 2 hộ trong xã. Nai là con vật dễ nuôi, nguồn thức ăn phong phú và diện tích chuồng nuôi không đòi hỏi lớn (khoảng 5 – 6m2/con). Về đầu ra được thương lái tìm kiếm đến tận nhà đặt hàng nên người nuôi an tâm hơn so với các đối tượng nuôi khác. Để nghề nuôi nai phát triển trong thời gian tới, người nuôi rất cần sự tham gia từ các ngân hàng, bởi có thể xem đây cũng là một đối tượng nuôi cần được đầu tư như các loại gia súc khác”.

Trước nhu cầu của thị trường về sản phẩm nhung nai, giá bán không ngừng tăng, từ 7 – 8 triệu đồng/kg năm 2010 tăng lên 15 triệu đồng/kg năm 2014; nai giống 01 năm tuổi có giá 30 triệu đồng/cặp, 02 năm tuổi có giá 45 – 50 triệu đồng/cặp, vì vậy, nghề nuôi nai ở Thạnh Phú, huyện Cầu Kè đang được xem là mô hình chăn nuôi mới, cần nhân rộng.

 

Theo TT KN Quốc gia

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1019461

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72702170