ái duyên chăn nuôi đến với anh Lâm khi tham gia lớp đào tạo nghề nuôi dê do Hội ND huyện Nho Quan tổ chức năm 2005. Tập huấn xong, anh lại được tiếp cận nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân với mức vay 30 triệu đồng. “Có kỹ thuật, được tiếp vốn, sẵn có diện tích 12ha đất rừng của gia đình, tôi quy hoạch để làm trang trại…” - anh Lâm chia sẻ.
Anh Đinh Văn Lâm kiểm tra tổ ong làm mật. Ảnh: L.B
Muốn cho vật nuôi có không gian thoáng đãng, tự nhiên để phát triển tốt nhất, anh Lâm đã quây 8ha đất trồng cây lâm nghiệp thành 1 trang trại nuôi con đặc sản. Tại khoảnh rừng này, anh Lâm làm hang, đào hốc cho lợn rừng ở; dựng lán trại cho hươu, và nhiều ô chuồng khác cho đàn dê ở. “Không khí trong lành thoáng mát, gần với tự nhiên nhất nên đàn vật nuôi trong trang trại rất khỏe mạnh, chất lượng thịt thơm ngon, khách hàng ưa chuộng… Nhiều thương lái, nhà hàng biết tiếng tìm vào tận nơi đặt mua con đặc sản, nhưng lượng cung không đủ cầu…” - anh Lâm thổ lộ.
Hiện nay, trong khoảnh rừng lâm nghiệp hơn 12ha, anh Lâm trồng 4ha mía đường; 8ha trồng cây lâm nghiệp và dưới tán rừng anh chăn thả đàn dê 50 con; đàn trâu 5 con; đàn hươu nuôi lấy nhung 5 con; đàn lợn rừng 100 con và 42 đàn ong rừng đã thuần hóa... Bình quân mỗi năm từ nguồn thu các con đặc sản sau khi trừ chi phí đang mang lại cho gia đình anh Lâm khoản lãi ròng 500 triệu đồng.
Ông Đinh Văn Bản - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cúc Phương nhận xét: "Gia đình anh Lâm là 1 trong những gương điển hình sử dụng hiệu quả nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân. Thời gian tới Hội ND xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng mô hình sản xuất và chăn nuôi của anh Lâm để bà con trong xã học hỏi…”.
Tác giả: Lê Bích
Nguồn: Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn