03:00 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triển vọng làm giàu mới ở Quảng Bình: Nuôi cá sấu

Thứ năm - 23/10/2014 05:36
Trên 1.500m2 đất tại Khu làng nghề xã Cảnh Dương (Quảng Trạch), ông Trần Công Hậu xây dựng thành công mô hình nuôi cá sấu lớn nhất tỉnh Quảng Bình với quy mô trên 100 con, mở ra hướng làm giàu mới cho nông dân trong vùng.
 

Một góc ao nuôi cá sấu của gia đình ông Hậu.
 
Học nghề từ internet

Là ngư dân có nhiều năm đi biển, ăn nên làm ra nhờ biển, của cải vật chất không thiếu thứ gì, nhưng cái “khoản” vi tính và internet thì ông Hậu vẫn mù mờ. Vì vậy, để có thể tìm hiểu kiến thức về nuôi trồng thủy sản trên mạng, ông phải “cầu cứu”  mấy đứa cháu của mình. Khi đã vào được internet, ông biết được ở nhiều vùng quê ven biển trong cả nước, ngư dân không chỉ giỏi đánh bắt thủy - hải sản, mà còn biết tận dụng nguồn đất cát dồi dào để nuôi trồng thủy hải sản làm giàu. Từ đó, ông quyết định “khăn đùm gạo bới” đi khắp nơi  “tầm sư học đạo”.

Điểm đầu tiên ông đặt chân đến là địa phương láng giềng Hà Tĩnh. “Tôi tự mình đi tham quan học hỏi tại các trang trại ở Hà Tĩnh, xem cách thức họ làm ăn thế nào. Thấy nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản trên cát đạt hiệu quả kinh tế cao, tôi quyết tâm nuôi thử xem sao”, ông Hậu kể về quá trình khởi nghiệp của mình.

Vừa đi tham quan thực tế, ông vừa lên mạng tìm hiểu kiến thức. Từ chỗ chưa hiểu gì về nghề nuôi trồng thủy - hải sản, về chăn nuôi gia súc, gia cầm, dần dần ông “nằm lòng” kiến thức, kỹ thuật cần thiết để áp dụng vào thực tế. Ông rút ra một điều rằng: “Nuôi cá lóc và cá trê khá đơn giản. Cả đàn gà cũng vậy. Muốn mua giống là có ngay, lại còn được người bán tận tình trao đổi kiến thức để nuôi cho hiệu quả. Riêng về nuôi cá sấu là cả một câu chuyện dài, bởi ở Quảng Bình, loại vật nuôi này còn xa lạ”.

Đọc báo, xem tivi, vào internet, thấy người nông dân nhiều nơi nuôi cá sấu, ông nghĩ ngay đến chuyện đưa con cá sấu về quê mình. Sau khi tìm được địa chỉ 3 trang trại nuôi cá sấu ở TP.Hồ Chí Minh từ internet, giữa năm 2011, ông bàn với vợ mang theo gần 100 triệu đồng, thuê một chiếc xe vào TP.Hồ Chí Minh để mua cá giống. Đến nơi, người bán bảo hết giống, thế là ông bắt xe về Đồng Tháp và mua  50 con cá sấu giống đầu tiên, với giá 1,2 triệu đồng/con, cùng với các khoản chi phí thuê xe, lứa giống đầu tiên ông phải bỏ ra ngót nghét 80 triệu đồng. Về nhà, ông mày mò đọc tài liệu hướng dẫn cách thức nuôi. Sau vài tháng, có 7 con cá bị chết. Buồn và tiếc, nhưng ông nghĩ việc quan trọng hơn là phải tìm hiểu nguyên nhân cá chết để có hướng cải thiện tình hình. Sau khi tìm hiểu nhiều tài liệu trên mạng và quan sát hiện tượng của đàn cá nhà mình, ông biết được cá chết là do nhiệt độ thời điểm ấy quá cao. Ông  tìm cách khắc phục để bảo tồn đàn cá.

Có thêm kinh nghiệm và kỹ thuật, ông quyết định đầu tư trên 120 triệu đồng mua thêm 100 con. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng đàn cá của ông vẫn tiếp tục hao hụt, đến nay còn 100 con.

Thành công bước đầu

Rút kinh nghiệm từ những lần cá chết do khí hậu không phù hợp, để giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi, ông Hậu chia các ô chuồng thành nhiều ngăn, mỗi ngăn có ao cho cá tắm, có cây xanh che bóng mát. Nhờ đó, đến nay trên 100 con cá của ông đã được nuôi dưỡng và sinh trưởng bình thường, không bị hao hụt. Con nặng nhất đạt trọng lượng khoảng 20kg; kinh nghiệm nuôi cá sấu của ông cũng được tích lũy nhiều hơn. Thức ăn cho cá sấu chủ yếu ông mua nguồn cá biển và cá lóc, cá trê phi trong ao nhà, bình quân mỗi ngày khoảng  20kg.

Do thiếu nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, trong khi nuôi cá sấu đòi hỏi phải có sự đầu tư dài hơi, cho nên cùng với việc chăm sóc đàn cá sấu của mình, vợ chồng ông Hậu thả nuôi thêm 5.000 con cá trê phi, 1,5 vạn con cá lóc, vừa cung cấp nguồn thức ăn cho cá sấu, vừa có sản phẩm bán ra thị trường để “lấy ngắn nuôi dài” . Bình quân mỗi năm, từ bán cá trê phi và cá lóc, ông thu về 100 triệu đồng.

Ông Hậu cho biết thêm, trọng lượng cá khi xuất chuồng có thể đạt 70 kg/con, với giá bán trên thị trường 250 ngàn đồng/kg,  đàn cá sấu sẽ mang lại khoảng 1,5 tỷ đồng.

Không chỉ là ông chủ trang trại tổng hợp, ông Hậu còn là chủ sở hữu của 2 chiếc tàu cá tổng công suất 550 CV, trị giá 2 tỷ đồng, doanh thu 200 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động với mức lương bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng.

Thời gian tới, ông Hậu dự định đầu tư mở rộng trang trại, vừa tăng quy mô đàn cá sấu, vừa đưa thêm đà điểu vào nuôi thử nghiệm để từ đó nhân rộng.
HÀ TRƯƠNG
nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 184


Hôm nayHôm nay : 52935

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1111236

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71338551