11:45 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triệu phú cam sành đất Ngọc

Thứ tư - 03/12/2014 20:19
Từ những mảnh đồi hoang sơ, quanh năm đầy lau, sậy, qua bàn tay cần cù, chăm chỉ của những người nông dân xã Khánh Hòa- huyện Lục Yên- Yên Bái đã “ biến” chúng trở thành những đồi cam sành cho thu nhập hàng trăm triệu đồng một năm, từ lâu nay cây Cam sành không chỉ giúp người dân trong xã thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng.

 

Con đường quanh co, đường gập ghềnh đầy sỏi đá từ trung tâm xã Khánh Hòa dẫn chúng tôi choáng ngợp bởi những vườn cam Sành sai trĩu quả sắp đến thời điểm cho thu hoạch của nhiều hộ dân thôn 6 xã Khánh Hòa, điển hình trong đó là mô hình của gia đình anh Tạ Quang Bảo. Năm 1992 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, chàng trai trẻ Tạ Quang Bảo trở về quê hương Khánh Hòa với bao khó khăn vất vả đời sống, ít ruộng nương, quanh năm không đủ ăn khiến đời sống càng cơ cực hơn khi những đứa con lần lượt ra đời.

Không cam chịu với hoàn cảnh thực tại, với bản chất của người lính, qua nhiều lần chịu khó học hỏi từ nhiều nơi trong và ngoài xã, anh Bảo thấy được nhiều nơi trồng Cam sành cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ đã thoát nghèo từ cây trồng này, nhiều người lớn tuổi trong thôn cho rằng 1 kg cam bằng 2kg gạo, nhận thấy điều đó anh Bảo mạnh dạn nhận khoán đồi rừng, đồng thời tiến hành trồng thử nghiệm 2 loại cây bao gồm: Cam, Hồng không hạt…Tuy nhiên, qua thời gian, cây Hồng cho thấy không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, anh Bảo đã tập trung vào trồng Cam Sành- để làm được điều đó, anh chịu khó tham gia các lớp tập huấn chuyển giao Khoa học kỹ thuật do các tổ chức mở, đồng thời chịu khó học hỏi trên sách, báo, kinh nghiệm từ những người đi trước nên từ năm 2000 đến nay anh đã mở rộng được trên 3ha Cam sành, trung bình hàng năm vào mùa cho bán trung bình từ 30 đến 40 tấn quả, cho thu về trên dưới 100 triệu đồng, riêng trong vụ năm 2012, anh đã cho bán trên 60 tấn Cam sành, trừ chi phí, anh Bảo thu về trên 300 triệu đồng. Anh Bảo cho biết: “ nếu nắm bắt tốt yếu tố chăm sóc thì chất lượng của quả Cam sành sẽ ngọt, mọng nước, quả đẹp, giá thành cũng được cao”, chính vì vậy mà sản phẩm Cam sành của gia đình anh Bảo được nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh đến thu mua trực tiếp như: Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội, Hà Giang…

Từ mô hình trồng Cam sành đem lại hiệu qủa kinh tế cao của hộ anh Tạ Quang Bảo, trong thời gian qua các hộ dân trong xã đã tích cực triển khai mở rộng diện tích trồng Cam, qua thống kê hiện nay toàn xã đã có gần 20 hộ tham gia mô hình này, hộ ít cũng có khoảng 1ha, hộ nhiều trên dưới 3ha, tổng diện tích hiện nay của các hộ khoảng hơn 20ha, hầu hết đã và đang cho thu hoạch. Trung bình hàng năm thu hoạch vài trăm tấn cho thu về hàng tỷ đồng, từ nhiều năm trở lại đây, đời sống của nhiều hội viên cựu chiến binh xã Khánh Hòa đã ổn định, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ mô hình này, điển hình như hộ anh Tạ Quang Bảo, hộ anh Trần Tuấn Anh- thôn 5…..Với xã Khánh Hòa, nhiều năm nay đời sống của các hộ dân nơi đây đã có nhiều đổi thay rõ rệt từ cây trồng này, ông Hoàng Văn Ba- chủ tịch Hội UBND xã Khánh Hòa khẳng định: “ là xã khó khăn của huyện, trước đây người dân trong xã chỉ canh tác nông nghiệp theo hình thức tự cung tự cấp, do đó quanh năm chỉ đủ ăn chứ không thể làm giàu được, tuy nhiên nhiều năm trở lại đây được sự quan tâm của Đảng nhà nước thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân, bà con nhiều thông trong xã đã mạnh dạn trồng cây Cam sành, có thể nói đây là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, cây xóa đói, làm giàu của người dân trong xã, mô hình này trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ dân nhân rộng lên”.

Với những hiệu quả kinh tế đem lại, cây Cam sành trên đất Khánh Hòa đã và đang là cây trồng kinh tế chủ lực để nhiều hộ dân trong xã thoát nghèo và vươn lên làm giàu, mang lại đời sống ấm no hơn cho đồng bào nơi đây./.


Theo hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222


Hôm nayHôm nay : 52475

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 372178

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73419149