12:12 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triệu phú quýt đường

Thứ hai - 23/07/2018 09:15
Đến ấp Trường Khương, xã anh hùng Trường Xuân, huyện Thới Lai hỏi anh Nguyễn Hoài Thanh thì ai cũng biết, bởi anh là người đầu tiên trồng thành công quýt đường tại đây, và cũng là mô hình trồng quýt đường duy nhất của xã đến thời điểm này. Cũng nhờ quyết định táo bạo này mà anh trở thành triệu phú khi ở tuổi 33.

 

Anh Nguyễn Hoài Thanh bên vườn quýt đường sắp cho thu hoạch. Ảnh: QUỐC TRẤN

Anh Nguyễn Hoài Thanh bên vườn quýt đường sắp cho thu hoạch. Ảnh: QUỐC TRẤN

 

Bắt đầu phát triển kinh tế gia đình với 1,5 ha đất ruộng gia đình cho, anh Thanh canh tác lúa. Tuy nhiên, do lúa mang lại lợi nhuận không cao, năm 2015, anh quyết định chuyển 1 ha đất lúa lên vườn trồng quýt đường. Đây là một quyết định rất táo bạo bởi vì ở thời điểm đó, cả xã Trường Xuân chưa có ai trồng quýt đường. “Cây quýt đường khó trồng hơn nhiều loại cây có múi khác, mình kỳ vọng giá bán sẽ ổn hơn, còn những cây dễ trồng thường gặp khó ở đầu ra do ai cũng trồng được!” - anh Thanh nói về quyết định của mình.

Anh Thanh cho biết, quýt đường là loại khó trồng nhất trong họ cây có múi, vì cây con rất sợ nắng, thời điểm xử lý đọt phải đồng đều, đến thời điểm cho trái dễ bị vàng lá, thối rễ, trái rụng rất nhiều, có khi trên 50%. Nếu bón phân hóa học nhiều  cây mau chết, có khi chỉ cho trái một năm là cây chết khô,  khó nhất là sử dụng phân bón và nước tưới. Anh Thanh chia sẻ: “Cây quýt đường muốn ăn được bền thì sử dụng phân hữu cơ là chính, phân hóa học càng hạn chế càng tốt. Tưới nước phải chia theo từng giai đoạn phát triển của cây. Nếu cây đang thúc đọt thì tưới 3 đến 4 ngày liên tiếp. Khi bón phân thì tưới sương sương 3 ngày một lần, tưới đúng một tuần như vậy thì nghỉ tưới trong vòng 10 ngày rồi mới tưới đẫm lại một lần nữa. Từ đó, 6 đến 7 ngày tưới 1 lần, đó là thời gian làm đọt. Vào mùa mưa khi gặp mưa lớn liên tục phải đợi nắng khoảng 10 ngày nếu bờ không cỏ mới tưới nước. Còn nếu bờ có cỏ đợi khoảng nửa tháng mới được tưới nước”.

Với bản tính cần cù, chịu khó học hỏi  từ các nhà vườn chuyên trồng quýt đường ở Đồng Tháp, anh đã thành công với loại cây rất khó trồng này. Từ đây, mô hình trồng quýt đường của anh trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế vườn ở địa phương. Anh Nguyễn Văn Mười ở ấp Trường Thọ, cho biết: “Anh Thanh là nông dân cần cù, có chí sáng tạo, ham học hỏi. Anh Thanh cũng nhiệt tình với bà con, từ khi mô hình thành công, ai cần kỹ thuật hay những bí quyết gì để trồng quýt đường thì anh đều hướng dẫn tận tình. Ở Trường Xuân chủ yếu làm nghề nông, nhiều thanh niên khác cũng có hướng học hỏi theo mô hình này rất nhiều”.

Sau 2 năm chăm sóc, tháng 12-2017, quýt đường cho thu hoạch vụ đầu tiên với sản lượng 40 tấn trái. Với giá bán từ 17 đến 25 ngàn đồng/kg, anh đã thu hồi vốn đầu tư khoảng 800 triệu đồng chỉ sau vài tháng thu hoạch.

Theo anh Thanh, trồng quýt đường chi phí đầu tư rất lớn, bình quân 80 triệu đồng mỗi công từ thời điểm trồng đến khi thu hoạch. Sau đó, chi phí này sẽ giảm dần còn 30 triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, với giá bán khá cao và thị trường tiêu thụ luôn ổn định thì đây là loại cây trồng mang lại lợi nhuận cao cho nhà nông, từ 70 đến 80 triệu đồng/công/năm.

Với hiệu quả như thế, địa phương đang có kế hoạch mở rộng mô hình trong tương lai. “Trong thời gian qua, mô hình trồng quýt đường của anh Thanh phát triển rất tốt, đem lại kinh tế cao cho gia đình. Từ đó, Hội Nông dân xã phối hợp với cán bộ khuyến nông và Phòng Nông nghiệp huyện tổ chức những buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân và phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện hỗ trợ vốn cho bà con để nhân rộng mô hình này, góp phần giữ vững các tiêu chí của xã nông thôn mới” - bà Lâm Thị Cẩm Nhung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trường Xuân, cho biết.

QUỐC TRẤN/baocantho.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 280

Máy chủ tìm kiếm : 38

Khách viếng thăm : 242


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 614553

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70841868