21:30 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng 2ha thanh long ruột đỏ có 600 triệu đồng mỗi năm

Thứ bảy - 17/06/2017 12:14
Anh Hoàng Đức Hào (thôn Cửa Tùng, xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) là người đầu tiên của địa phương đưa giống thanh long ruột đỏ về trồng. Quyết định táo bạo này đã giúp anh có được cơ ngơi vững chắc.

Anh Hào cho biết, hồi mới lên đây lập nghiệp là những ngày hết sức khó khăn do phải chật vật tìm kế sinh nhai. Trái đắng đầu tiên anh nếm phải chính là cây mía và cây mì (sắn), bởi hai loại cây này sau khi trồng cho thu nhập rất thấp, có những vụ mất trắng. Thế là  anh loay hoay chuyển hướng sang mở trang trại lợn hoặc trang trại gà. Ý tưởng đó cũng không thành, do nhìn thấy người dân ở đây đã nuôi số lượng quá nhiều, sợ không có đầu ra nên anh không dám đầu tư.

 trong 2ha thanh long ruot do co 600 trieu dong moi nam hinh anh 1

Vườn thanh long của anh Hào đang ra hoa. Ảnh: Công Tâm

Trồng thanh long giờ không còn khó khăn nữa, chăm sóc dễ rồi. Từ khi trồng đến giai đoạn ra quả khoảng 16 tháng, bình quân mỗi trụ đầu tư 600.000 đồng, quả đạt từ 0,7 - 1,2kg”.

Anh Hoàng Đức Hào

Thật tình cờ, anh được một người bạn tại tỉnh Bình Thuận kể chuyện nhiều nông dân làm giàu từ cây thanh long. Sau khi tham quan mô hình, anh bỏ công vào tỉnh Tiền Giang tìm mua cây giống với giá từ 11.000 – 12.000 đồng/nhánh. Từ diện tích 2ha trồng mì, mía anh đã chuyển sang trồng thanh long và vận dụng khoa học kỹ thuật xử lý cho ra hoa chính vụ và trái vụ. Nhờ cách làm này mà anh “ăn nên, làm ra”, xây dựng được căn nhà hoành tráng, mua thêm 6 sào đất và có “của ăn, của để” từ trồng thanh long ruột đỏ.

Theo anh Hào, vườn cây thanh long mỗi năm có thể cho ra hoa từ 8 – 10 đợt, nhưng anh chỉ cho ra hoa 8 đợt. Anh lý giải, để thanh long ra hoa nhiều thì cây bị mất sức và quả nhỏ nên tốt nhất cho ra 8 đợt, trong đó có 4 đợt chính vụ và 4 đợt trái vụ. Với những đợt thanh long ra hoa trái vụ, anh xử lý bằng cách chong đèn, thanh long cho ra trái vụ có ưu điểm quả to, màu sắc đẹp và bán được giá cao. Với diện tích 2ha thanh long, mỗi đợt cho thu hoạch từ 8- 12 tấn, với giá bán từ 20.000 – 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh lãi trên 600 triệu đồng/năm.

Qua nhiều năm đúc kết kinh nghiệm anh Hào đã thuần thục cách cho thanh long ra nhánh chính, nhánh phụ và cách chọn quả. Vườn thanh long ruột đỏ của anh hiện đã cung cấp khắp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, các thương lái “thích mê” loại thanh long sạch này. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa rồi anh xuất bán được 8 tấn thanh long, lãi hơn 150 triệu đồng.

Để giữ độ ẩm, giữ chất dinh dưỡng và tạo cho đất tơi xốp cho gốc thanh long, anh Hào tiến hành phủ mỏng dưới gốc bằng lá mía, cây cỏ, ngọn mì. Việc phủ dưới gốc cũng giảm được khâu chăm sóc và hạn chế được cỏ dại. Bên cạnh đó, vườn thanh long còn có hệ thống tưới nước tiết kiệm, tưới nước nhỏ giọt và lắp hệ thống đèn chiếu sáng giúp kích thích giai đoạn ra hoa.

Nói về kế hoạch phát triển, anh Hào cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục đầu tư trồng 5ha cây thanh long nữa để cung cấp sản phẩm cho các tỉnh phía Nam. Nhờ biết tích góp, mà anh đã đầu tư mua thêm 6 sào đất trồng bưởi da xanh hiện phát triển rất tốt, loại cây này cũng đang rất triển vọng  sẽ tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Ông Nông Viết Bàng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam An Bắc cho biết: Anh Hào là nông dân đầu tiên trên địa bàn trồng thanh long ruột đỏ và mô hình này đang làm ăn có hiệu quả, thu nhập cao gấp 3- 4 lần so với trồng mì. Thành công của gia đình anh Hào tạo  tiền đề để giúp các nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, học tập kinh nghiệm và phát triển kinh tế tại địa phương.  

Tác giả bài viết: Công Tâm

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 257

Máy chủ tìm kiếm : 27

Khách viếng thăm : 230


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1275603

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71502918