10:27 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng cây tiền tỷ: Cây leo đồi “đẻ” trăm triệu mỗi năm

Thứ tư - 22/03/2017 03:14
Nhờ dễ trồng, dễ chăm sóc và sản phẩm làm ra luôn được các doanh nghiệp săn đón, cây tre măng Bát độ ở huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã và đang trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

trong cay tien ty: cay leo doi “de” tram trieu moi nam hinh anh 1

Nhờ nghề trồng măng Bát độ, nhiều nông dân ở Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.I.T

Những năm gần đây, giá sản phẩm măng tre Bát độ luôn ổn định đã giúp nhiều nông dân các xã của Trấn Yên thoát nghèo.

Được triển khai trồng từ đầu những năm 2000, đến nay Trấn Yên đã có một vùng tre măng rộng lớn, diện tích lên đến hàng nghìn ha, tập trung nhiều ở các xã Kiên Thành, Quy Mông, Y Can, Tân Đồng, Hồng Ca. Rất nhiều hộ gia đình, nhiều làng quê đã trở nên giàu có nhờ cây tre măng Bát độ.

Ông Trần Ngọc Sử - Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành (Trấn Yên) cho biết, với những ưu thế nổi trội như phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu; dễ làm, đặc biệt là phù hợp với trình độ canh tác của bà con nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa; mùa vụ thu hoạch kéo dài (4 đến 5 tháng), thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán khá cao; trồng một lần, thu hoạch nhiều năm… nên nghề trồng loại măng mới này đang được người dân Kiên Thành rất chuộng, trồng nhiều. 

 trong cay tien ty: cay leo doi “de” tram trieu moi nam hinh anh 2

Nông dân thu hoạch măng Bát độ trên các nương đồi ở xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái). I.T

Cũng theo ông Sử, năm 2016, thời tiết, khí hậu đặc biệt thuận lợi đã giúp cho cây tre măng Bát độ sinh trưởng và phát triển tốt. “Không chỉ được mùa, năm 2016 măng còn được giá, doanh nghiệp mua sô (cả ngọn, cả ống) với giá 4.500 đồng/kg; măng củ đem bán tươi cho thương lái lên đến 10.000 đồng/kg; măng ngọn được các chủ lò sấy măng khô thu mua giá từ 6.000 đồng đến 7.000 đồng/ kg. Năng suất măng bình quân đạt 20 tấn/ha, nhiều hộ nhờ chăm sóc, thu hoạch đúng kỹ thuật còn thu được trên dưới 30 tấn/ha” – ông Sử chia sẻ.

Nói về hiệu quả của măng Bát độ, ông Mai Công Trình, một hộ dân trồng nhiều măng ở xã Kiên Thành cho rằng: “Trồng măng có nhiều cái lợi: thứ nhất vốn ít, thứ 2 đầu tư công ít, thứ 3 lại cho thu nhập cao, nhưng xem ra cái quan trọng nhất đó là đầu ra cho sản phẩm, măng thu hoạch đến đâu là bán hết đến đó”.

Bà Hà Thị Lán, một hộ trồng tre măng ở Kiên Thành cho biết: “Nhà tôi có 8ha tre măng, năm ngoái thu hoạch “chơi” cũng được cả trăm triệu đồng”.

Bà Lán cho biết thêm: “Trồng tre măng Bát độ cán bộ kỹ thuật xã chuyển giao giống, kỹ thuật trồng, lại được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nên chẳng phải lo nghĩ gì, chỉ chăm sóc và chờ đến ngày thu hoạch. Ở thôn tôi, có 90 hộ thì hầu hết các hộ gia đình đều trồng tre Bát độ, thu hàng trăm triệu đồng là chuyện bình thường”.

Theo bà Lán, khi thu hoạch, măng tre Bát độ có củ to, năng suất cao hơn rất nhiều lần so với loại măng tre bình thường. Măng to (3 - 8kg/củ), vỏ mỏng, thịt trắng - dày - lõi nhỏ, tỷ lệ thịt đạt trên 85%, ăn rất ngon và giòn. Măng có tác dụng tăng cường tiêu hoá, phá đờm, nhuận phổi, giảm béo phì. Ăn thường xuyên còn có tác dụng phòng trừ áp huyết cao rất tốt, tăng cường hệ miễn dịch...

 trong cay tien ty: cay leo doi “de” tram trieu moi nam hinh anh 3

 Nông dân Kiên Thành sơ chế măng Bát độ xuất khẩu đi Đài Loan, Nhật Bản. I.T

“Để có được sản phẩm măng ngon, ban đầu khi trồng tre bà con phải đào hố sâu khoảng 6 tấc vuông, bón phân lót rồi đắp đất lại, tiếp theo mới trồng cây giống xuống. Cuối mỗi vụ thu hoạch, cần tiến hành đốn cây già, chừa lại vài cây non làm giống. Khi để cây giống cao được 4m thì đốn ngọn. Ở phần thân từ gốc lên, khi cao chừng 2m thấy ra nhánh thì bứt hết đi để cho cây tre tập trung dồn sức ra măng. Măng ăn đến tháng 10 hoặc tháng 11 thì chặt bỏ cây già, trung bình 1 gốc để khoảng 2 - 3 cây măng giống. Vào mùa nắng phải tưới nước để cây có sức ra măng nhiều măng, giúp cây măng mập mới dễ tiêu thụ” – bà Lán chia sẻ.

 

Bạn đọc có nhu cầu mua măng Bát độ hay xin tư vấn kỹ thuật trồng liên hệ với ông Trần Ngọc Sử - Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành (Trấn Yên) qua số điện thoại: 0912034288

Theo Hải Đăng. Dân Việt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 343

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 342


Hôm nayHôm nay : 79874

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1052042

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71279357