19:23 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng dâu tây hữu cơ: Hơn 1 sào đất mà thu 200-300 triệu đồng/năm

Thứ sáu - 16/06/2017 10:07
Sau nhiều năm vừa làm vừa nghiên cứu rút kinh nghiệm, ông Đinh Cương (thôn 1, xã An Phú, TP. Pleiku (Gia Lai) đã thực hiện thành công mô hình trồng dâu tây bằng chế phẩm hữu cơ sinh học. Trên diện tích hơn 1 sào đất, những luống dâu tây căng mướt đang vào kỳ ra hoa, hứa hẹn đem đến một mùa bội thu.

trong dau tay huu co: hon 1 sao dat ma thu 200-300 trieu dong/nam hinh anh 1

Ông Đinh Cương cho biết, vườn dâu tây canh tác bằng chế phẩm hữu cơ sinh học cho thu nhập ổn định, bền vững. Ảnh: T.N

Ông Đinh Cương cho biết, gia đình ông đã có vài chục năm làm ăn ở vùng đất An Phú này với công việc sản xuất rau màu. Nhưng làm rau thì một lứa được ba bốn lứa mất, rất bấp bênh. Do đó, khi được sự hỗ trợ của người quen, ông quyết định chuyển hướng sang trồng dâu tây.

Với nhiều nông dân, đây là hướng đi mạo hiểm khi chưa có mô hình nào trên đất Gia Lai lúc đó. Khi bắt tay vào làm, ông chọn cho mình hướng sản xuất bền vững, đó là sử dụng chế phẩm hữu cơ sinh học công nghệ Nano trong canh tác.

Gắn bó với cây dâu tây hơn 7 năm nay, qua mỗi vụ trồng mới, ông Cương lại có thêm kinh nghiệm quý báu. Theo ông, đó là kiến thức học từ sách vở và cả sự đánh đổi bằng thất bại.

Ông Cương chia sẻ: “Phải mất 3 năm tôi mới có được kiến thức cơ bản về trồng dâu tây. Ban đầu, tôi thất bại do giống. Trong quá trình sản xuất thì gặp bất lợi về thời tiết, rồi cả sâu bệnh gây hại. Năm đầu tiên thu hoạch được ít, bù vào chi phí coi như lỗ, năm sau huề vốn, năm nữa chỉ lãi chút đỉnh. Vậy nhưng tôi không nản chí mà càng quyết tâm bỏ công sức, vốn liếng ra gầy dựng cho được vườn dâu. Bước đầu, vườn cây đã cho hiệu quả kinh tế”.

Ông Đinh Cương cho biết: “Trồng bằng phương pháp hữu cơ sẽ đảm bảo đủ dinh dưỡng. Cây trồng được đặt xuống sẽ sống bằng bản năng của nó, do đó, người trồng chỉ phụ trợ thêm bằng dinh dưỡng hữu cơ. Áp dụng công nghệ sinh học, cây dâu có thể cho thu hoạch đến 2 năm. Đây mới chính là hướng đi bền vững, cho ra sản phẩm an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng”.

Với kinh phí đầu tư cơ bản ban đầu hơn 350 triệu đồng, ông Cương xây dựng nhà lưới khép kín, một phần diện tích trồng trên nền đất theo luống, phần còn lại ông thiết kế giá đỡ để trồng trên giàn và đặt theo tầng cách mặt đất khoảng hơn 1 mét. Cách làm này tốn kém hơn nhưng trồng giàn sẽ giúp cây cách ly với các loại sâu bệnh, hiệu quả mang lại cao hơn.

Toàn bộ vườn dâu được trồng bằng trấu và xơ dừa trộn phân bò hoai mục, còn việc cung cấp dinh dưỡng cũng như ngừa bệnh và trị bệnh lại sử dụng dung dịch chế phẩm Nano bạc, hoàn toàn không sử dụng hóa chất.

Khu vườn còn được đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ngay tại gốc để điều tiết đủ nước và dưỡng chất cho cây, tiết kiệm công chăm sóc. Phương pháp hữu cơ cho trái dâu không to, không bắt mắt bằng nhưng đổi lại dâu không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, trái dâu ăn giòn, vị ngọt hơn.

Năm vừa rồi gọi là mất mùa nhưng ông Cương vẫn thu gần 200 triệu đồng từ vườn dâu. Năm gặp thời tiết thuận lợi thu đến 300 triệu đồng. Nếu canh tác rau màu trên cùng diện tích này, phải mất vài năm mới được chừng đó. Hấp dẫn như vậy, nhưng để có được kết quả, người trồng phải dày công chăm sóc.

Hầu như ngày nào vợ chồng ông cũng quanh quẩn bên vườn dâu, đặc biệt trong thời kỳ cây sinh trưởng phải đi lặt bỏ lá già, một mặt cho thông thoáng, một mặt dồn dinh dưỡng cho bộ rễ để nuôi cây.

Hiện tại, đầu ra sản phẩm dâu tây sạch của vườn nhà ông Cương rất ổn định. Ông Cương khẳng định, gần như cung không đủ cầu.

 
Theo Thảo Nguyên (Báo Gia Lai)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 127

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 126


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1271334

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71498649