20:59 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng hồ tiêu lay lắt chết yểu, chuyển hướng rau sạch lãi thu đều đều

Thứ sáu - 13/10/2017 21:28
Khi vườn hồ tiêu bị nhiễm bệnh, thay vì đầu tư tiền bạc để trồng mới, ông Trần Nghĩa, thôn 3, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê (Gia Lai) đã mạnh dạn huyển hướng sang trồng rau an toàn.
trong ho tieu lay lat chet yeu, chuyen huong rau sach lai thu deu deu hinh anh 1

Ông Trần Nghĩa chăm sóc vườn rau sạch của gia đình. Ảnh: L.H.H

Đầu tháng 6-2017, nhận thấy bệnh chết nhanh, chết chậm xảy ra triền miên trên cây hồ tiêu làm thiệt hại về kinh tế, vợ chồng ông Nghĩa đã quyết định mạnh dạn cày xới 5.000 m2 đất trồng hồ tiêu để chuyển sang đầu tư trồng rau sạch.

Với những kiến thức thu thập từ sách báo kết hợp những chuyến tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình trồng rau sạch, ông lắp đặt thêm hệ thống nước tưới nhỏ giọt, mua sắm vật tư đầu vào, hạt giống… và tiến hành trồng các loại rau như: mướp đắng, dưa leo, đậu cô ve, bầu, bí đỏ…

Qua hơn 3 tháng gieo trồng và chăm sóc, đến nay, vườn rau màu của gia đình ông đã cho thu hoạch. Trung bình mỗi tháng ông bán được 1,2-1,3 tấn rau, trừ các khoản chi phí cũng lãi trên 10 triệu đồng.

Theo ông Nghĩa, để trồng các loại rau trong vườn cây hồ tiêu đã bị nhiễm bệnh cũng không quá khó, quan trọng nhất là khâu cày bừa, xới cho đất tơi xốp và tiến hành bón vôi để khử độ chua của đất. Đến ngày xuống giống thì bón lót phân chuồng hoặc phân vi sinh.

Cũng tùy theo từng loại rau mà có kỹ thuật lên luống có độ cao, rộng khác nhau để phù hợp với sự sinh trưởng của cây trồng, nhất là tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đất được thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng hơn.

Nắm rõ những tiêu chí về sản xuất rau an toàn, ông đã thử nghiệm thuốc trừ sâu sinh học trên vườn rau bằng cách pha chế tỏi, gừng, nước ớt, rượu rồi ngâm từ 15 ngày đến 20 ngày, sau đó lọc ra và hòa với nước mang đi phun ngừa sâu bệnh gây hại.

Bên cạnh việc chú trọng trồng các loại rau màu ngắn ngày cho năng suất cao như: dưa leo, đậu cô ve…, ông Nghĩa còn chủ động trồng thêm 7 sào khoai lang xuất khẩu xen canh trong vườn; tận dụng những trụ hồ tiêu để trồng thêm thanh long ruột đỏ hoặc dùng thép kéo giăng trên từng trụ hồ tiêu làm giàn trồng chanh dây. Ngoài ra ông còn tự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật ươm cây giống.

“Sắp tới, vợ chồng tôi sẽ trồng thêm 4 sào đậu cô ve, ớt, khổ qua… nhằm phục vụ thị trường những tháng cuối năm. Để sản phẩm rau sạch được nhiều khách hàng lựa chọn, khi mở rộng quy mô tôi sẽ làm hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau quả an toàn”-ông Nghĩa cho biết thêm.

Theo Lê Huy Hoàng (Báo Gia Lai)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 399

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 395


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1091536

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71318851