16:27 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng mãng cầu sạch vùng Bảy Núi

Thứ bảy - 31/08/2019 23:39
Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa mưa, người dân Bảy Núi (An Giang) tất bật thu hoạch mãng cầu ta (na) gánh từ trên núi xuống đồng bằng để tiêu thụ.
Mãng cầu Bảy Núi – An Giang tuy trái không to, không đẹp nhưng lại rất thơm ngọt vì không sử dụng phân thuốc, trồng trên cao, được xem là loại trái cây sạch.

Mãng cầu Bảy Núi – An Giang tuy trái không to, không đẹp nhưng lại rất thơm ngọt vì không sử dụng phân thuốc, trồng trên cao, được xem là loại trái cây sạch.

Những vườn mãng cầu trĩu quả mang vị ngọt từ nhiên giúp cho hàng trăm nông dân nơi đây có nguồn thu nhập ổn định.
Anh Trần Văn Tuấn ở ấp Tà Lọt, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên có 5,7 ha trồng rừng xen mãng cầu ta cho biết: Mãng cầu rất thích hợp với vùng đất đồi núi. Dễ trồng, ít công chăm sóc lại nhẹ chi phí đầu tư. Trồng khoảng 2 năm cho trái. Bình quân sản lượng từ 20 – 30 kg/cây.
Mãng cầu Bảy Núi trồng không phân thuốc, với không khí mát nẽ trên độ cao nên rất hút hàng khi đem xuống đồng bằng.
Không những vậy quả này tiêu thụ mạnh trong và ngoài tỉnh thậm chí còn xuất khẩu sang Campuchia với số lượng lớn.
Mãng cầu được trồng tập trung nhiều nhất ở hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên với diện tích khoảng hơn 100ha.
Những ngày này, chạy dọc theo con lộ từ xã Chi Lăng đến hương lộ 17 chúng ta dễ dàng bắt gặp những giỏ mãng cầu đầy ắp xếp thành từng đống hai bên đường để bán cho cho khách du lịch.
Theo nhiều nhà vườn cho biết, chi phí đầu tư cho cây mãng cầu ta cũng không cao, được xem là loại cây ăn trái dễ trồng đối với nông dân vùng cao. Mỗi năm, bón cho cây từ 2 - 3 đợt phân chuồng, để tăng độ ngọt cho trái.
Mùa mãng cầu Bảy Núi thường bắt đầu từ tháng 6 và chấm dứt vào cuối tháng 9. Thường thì nhà vườn cứ 3-5 ngày thu hoạch trái một lần.
Trồng mãng cầu bình quân mỗi hecta cho thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/năm.
Ông Chao Sul, thương lái ở xã Lê Trì, huyện Tri Tôn cho biết: Mãng cầu ngoài bán tại chỗ còn xuất sang Campuchia và chuyển về bán tại các tỉnh ĐBSCL. Hiện giá thu mua tại vườn từ 12.000 – 15.000 đồng/kg, lúc cuối vụ tăng lên 19.000 đến 22.000 đ/kg.
Hiện tại, mãng cầu được xem là cây giảm nghèo cho vùng nên nhiều bà con đang bắt đầu tăng diện tích. Chủ yếu được trồng xen dưới tán rừng bằng cách cho cây phát triển tự nhiên không cần đầu tư phân bón, thuốc BVTV…cứ mùa mưa đến cây tự thay lá, ra bông và cho trái.
Trước đây người dân trồng mãng cầu đến ngày thu hoạch rất cực dân phải gánh trái xuống đất. Còn ngày nay do mở đường núi loại trái này được chở bằng xe gắn máy nên rất khỏe cho nhà vườn.
Mãng cầu từ trên núi mang xuống đều có thương lái đặt hàng trước, nông dân sản xuất bao nhiêu vẫn đảm bảo đầu ra.
Ông Quách Văn Hiền, Cán bộ Trạm Kiểm lâm Tà Lọt, huyện Tri Tôn cho biết: Mãng cầu ở đây trồng đạt năng suất thấp, cây dễ bị bệnh lý do không chăm sóc kỹ như đồng bằng, chủ yếu dựa vào thiên nhiên khí một số bệnh ở trái và cây rất nhiều.
Theo Trung tâm Khuyến nông An Giang, tuy mãng cầu ở vùng Bảy Núi trồng không phân, thuốc sẽ cho sản phẩm sạch nhưng ngược lại năng suất không cao. Tuy nhiên cách trồng này cho trái theo mùa, sạch bán giá cao.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay của nông dân là việc chủ động được nguồn nước tưới cho cây khi quanh năm chỉ phụ thuộc vào lượng mưa.
LÊ HOÀNG VŨ/https://nongnghiep.vn
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 221


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 233440

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73280411