Đến với Trường Tiểu học Đông Phương, ấn tượng đầu tiên là cơ sở vật chất khang trang, lớp học rộng thoáng, được trang trí thân thiện, gần gũi với học sinh, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học được đầu tư đồng bộ.
Chia sẻ với phóng viên, cô Nguyễn Thị Uyên, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Hiện cơ sở vật chất trường đã đảm bảo cho công tác dạy và học, khác hẳn những năm trước đây khi phải chung cơ sở vật chất với trường cấp II. Thời gian đó, lớp học của trường còn thiếu, chỉ có 14 phòng học/19 lớp, trường phải tổ chức học cả ngày thứ 7 mới đáp ứng được chương trình.
Được thụ hưởng đầu tư cơ sở vật chất từ việc thực hiện tiêu chí số 5 trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM của địa phương, là điều kiện thuận lợi để nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học.
Năm học 2017 - 2018, được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương, trường được đầu tư xây dựng mới 1 dãy nhà 2 tầng với 12 phòng học và sửa chữa dãy nhà 2 tầng cũ, khu hiệu bộ, sân trường, cổng dậu với số tiền trên 8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, kết hợp với xã hội hóa giáo dục, nhà trường được các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và phụ huynh học sinh giúp đỡ, sửa chữa bàn ghế cho 18 phòng học, thay mới, hệ thống điện, máy vi tính…
Bên cạnh cảnh quan môi trường luôn đảm bảo xanh - sạch - đẹp, nhà trường đã có đủ diện tích sân chơi, bãi tập cho học sinh, có 3 máy chiếu đa năng; 2 bảng thông minh; 35 thiết bị trắc nghiệm; 2 phòng máy vi tính với 60 máy và một số máy chuyên dụng trị giá hàng trăm triệu đồng trang bị cho các bộ phận để làm tốt công tác chuyên môn, công tác quản lý; cài đặt phần mềm quản lý điểm, phổ cập cho toàn trường sử dụng; hệ thống camera và âm thanh phòng học được bố trí trên tất cả các lớp học…
Chất lượng dạy học nâng cao
Với cơ sở vật chất đồng bộ, điều kiện giảng dạy và học tập được đảm bảo, cùng với đội ngũ giáo viên được trẻ hóa, trình độ chuyên môn tiêu chuẩn. Trường Tiểu học Đông Phương đã thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, dạy chuyên một số bộ môn và đưa tiếng Anh, Tin học vào giảng dạy ngay từ lớp 1, vừa dạy vừa tích cực ôn tập, rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Lựa chọn các phương pháp phù hợp với từng tiết học, từng dạng bài với nhiều hình thức phong phú…
Tại trường, 100% giáo viên sử dụng giáo án điện tử trong các tiết thao giảng, luôn học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn qua các buổi sinh hoạt thông qua mô hình trường học kết nối, vì vậy, đã thực hiện được tốt các nội dung đổi mới của cấp tiểu học như: học Tiếng Việt 1 - CNGD (công nghệ giáo dục) cho 100% học sinh lớp 1, dạy học mỹ thuật theo phương pháp mới Đan Mạch, dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”…, qua đó học sinh được rèn luyện các kỹ năng, phát huy tính sáng tạo, kích thích được sự yêu thích, say mê trong học tập.
Đặc biệt, với phương pháp vừa học vừa chơi, vừa sáng tạo nên học sinh nào cũng mong đến tiết học mỹ thuật… Với việc nâng cao chất lượng giờ lên lớp, tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoài
Cơ sở vật chất đồng b
giờ, quan tâm động viên học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, động viên khuyến khích đưa trẻ đến trường… đã đưa tỷ lệ chuyên cần của học sinh đạt 99,8%; phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt 99,46%.
Nhà trường còn chú trọng, tổ chức tốt các cuộc thi Giáo viên giỏi cấp trường, dạy học trực tuyến và dự giờ trực tuyến, tích cực tham gia các hoạt động do ngành tổ chức, đặc biệt là thực hiện tốt các cuộc vận động: “Hai Không”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”, tổ chức ngày hội đổi mới không gian lớp học…
Chất lượng dạy và học của nhà trường không ngừng được nâng lên, khẳng định qua từng năm học. Năm học 2016 - 2017, trường xếp thứ 8/44 trong khối tiểu học của huyện, đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, đạt tiêu chuẩn chất lượng cấp độ III. Nhiều năm liên tục trường đạt danh hiệu “Trường tiên tiến”.
Cô Uyên cho biết thêm, năm học 2017 - 2018, trường vinh dự được UBND huyện đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Theo Kiều Thủy/baokinhtenongthon.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn