02:11 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Truyền nghề để phát triển nghề

Thứ hai - 05/05/2014 20:49
Với thâm niên hơn 30 năm trong nghề làm mộc, giờ đây ông Đặng Đình Huân, thôn Thượng Mạo, phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội đang có trong tay một khối tài sản lớn về cả thu nhập lẫn kinh nghiệm trong nghề.
“Sinh ra ở thôn có nghề mộc truyền thống, tôi đã sớm học được “tinh hoa” của nghề từ cha ông. Học hết cấp 2, tôi nghỉ học ở nhà học nghề. Sau đó một thời gian tôi tham gia nghĩa vụ quân sự, khi trở về tôi tách ra làm nghề riêng” - ông Huân chia sẻ.

Trước kia khi chưa có máy móc trợ giúp, ông Huân chủ yếu làm thủ công, sản xuất các mặt hàng mộc dân dụng vì không đòi hỏi cao về kỹ thuật, tuy vậy giá bán lại thấp. Qua thời gian cùng với sự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật phức tạp, cộng với sự ra đời của nhiều máy móc hiện đại, ông chuyển sang sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp và đồ thờ. 

Ông Huân giới thiệu sản phẩm do xưởng mình sản xuất.
Ông Huân giới thiệu sản phẩm do xưởng mình sản xuất.

Ông Huân bảo: “Làm sản phẩm mỹ nghệ cao cấp đòi hỏi kỹ thuật phải thật tinh xảo, tỉ mỉ để tạo ra dáng hoa văn phức tạp là điều không dễ dàng”.

Một thuận lợi nữa mà theo ông Huân nó đã giúp ông rất nhiều trong việc sản xuất đó là con trai thứ 2 của ông là lập trình viên máy tính nên thường xuyên tiếp cận được những mẫu mã đồ thờ mới và đẹp, sưu tầm về cho ông. Sau đó, căn cứ vào mẫu mã đó, ông chỉnh sửa linh hoat để tạo ra nét riêng cho sản phẩm của mình.

Chính nhờ đó, các sản phẩm của xưởng ông Huân rất đa dạng và được khách hàng ưa chuộng; đơn đặt hàng từ khắp các tỉnh chuyển về ngày một nhiều. 

Ông tiết lộ, mỗi năm từ 50m2 nhà xưởng đem về cho ông 100 triệu đồng. Ngoài ra, ông Huân còn dạy nghề và tạo việc cho 4 lao động với mức lương 3-5 triệu đồng/tháng. “Việc truyền nghề cũng là cách để phát triển nghề truyền thống của địa phương”- ông Huân chia sẻ.

Mong muốn lớn nhất của ông Huân là làng nghề mộc Thượng Mạo được quy hoạch tập trung để ông có điều kiện mở rộng sản xuất và sức khỏe của những người làm nghề đảm bảo hơn.

Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm làm mộc, liên hệ với ông Huân theo số điện thoại: 0433.532.074.
Nguồn: danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 214

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 213


Hôm nayHôm nay : 30979

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 796542

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71023857