01:58 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Từ nghị quyết đầu tiên đến miền quê đáng sống: Bài 3- Trên hành trình khẳng định sự khác biệt

Thứ năm - 02/01/2020 09:49
Những sáng tạo, cách làm riêng biệt của tỉnh Quảng Ninh trong chương trình xây dựng NTM đã trở thành kinh nghiệm quý cho các địa phương khác trong cả nước. Đây cũng chính là động lực để tỉnh tiếp tục có những bước đi đột phá hơn trong hiện thực hóa mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân khu vực nông thôn.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký giới thiệu về các sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh cho đại biểu Trung ương bên lề Đại hội DTTS tỉnh Quảng Ninh.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký giới thiệu về các sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh cho đại biểu Trung ương bên lề Đại hội DTTS tỉnh Quảng Ninh.

OCOP - Nét riêng của Quảng Ninh

Những năm qua, thực hiện xây dựng NTM, Quảng Ninh đã tạo ra nhiều sự đổi thay trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, để phát huy những tiềm năng thế mạnh trong phát triển sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, Quảng Ninh nhận thấy chương trình OCOP là một trong những giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề nêu trên.

Khi chương trình OCOP nhen nhóm khởi thảo, lúc đó các sản phẩm nông nghiệp của Quảng Ninh mới chỉ dừng lại ở việc tự cung, tự cấp. Hầu hết các mặt hàng nông sản chỉ được người dân sản xuất, chế biến theo phương thức truyền thống và được cung cấp cho một đại bộ phận người dân quanh khu vực. Từ đó, sản phẩm nông nghiệp của người nông dân không có giá trị kinh tế, không có tính cạnh tranh cao với những mặt hàng của tỉnh ngoài trong khi diện tích đất canh tác, nguồn nhân lực của tỉnh có.

Xuất phát từ thực tế đó, Quảng Ninh mạnh dạn triển khai Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Đây là một phương thức phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển cộng đồng không chỉ ở vùng nông thôn mà còn cho cả khu vực đô thị thông qua việc thực hiện thúc đẩy, phát triển các tổ chức kinh tế, phát triển sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ từ nguồn lực địa phương.

Năm 2013, Chương trình OCOP ra đời, đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh đi đầu cả nước triển khai thực hiện chương trình một cách bài bản, có hệ thống, từ việc bố trí bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện, ban hành các cơ chế, chính sách, huy động nội lực, đến hướng dẫn quy trình triển khai, xúc tiến thương mại…

Gian hàng OCOP Quảng Ninh tại Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2019.  Ảnh: Hoàng Quỳnh

Sau 6 năm triển khai, tổng vốn huy động vào phát triển sản xuất giai đoạn 2014-2019 đạt trên 2.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất, máy móc thiết bị, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ xúc tiến thương mại... khoảng 240 tỷ đồng, chiếm khoảng 12%, số còn lại là huy động các nguồn lực xã hội.

Tỉnh đã phát triển 168 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP. Số lượng sản phẩm OCOP liên tục phát triển, năm 2018 có 322 sản phẩm, trong đó 138 sản phẩm đạt sao từ 3-5 sao thì đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 422 sản phẩm OCOP, trong đó có 196 sản phẩm đạt sao theo Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP của tỉnh.

Tổng doanh số bán hàng OCOP của các tổ chức kinh tế, cơ sở hộ sản xuất OCOP đã tạo cho gần 3.000 việc làm, cải thiện thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn, từ 10,98 triệu đồng/người (năm 2010) lên 41,5 triệu đồng/người (năm 2019). 

Kết quả đạt được đã khẳng định chương trình là hướng đi đúng, sáng tạo của tỉnh trong phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn các tổ chức sản xuất với sản phẩm, phát huy lợi thế, thế mạnh của địa phương, đưa nông dân chủ động hội nhập và tiếp cận kinh tế thị trường, góp phần nâng cao chất lượng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh.

Đánh giá về Chương trình OCOP của Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng đây là cách làm rất đúng đắn, được Chính phủ khuyến khích nhân rộng ra toàn quốc. Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng cho rằng, cách làm đồng bộ, quyết liệt, liên tục và sáng tạo của Quảng Ninh luôn được Trung ương, các bộ, ngành và nhiều địa phương ghi nhận, đánh giá cao, là điển hình để các địa phương khác học tập và nhân rộng. 

Đích đến không phải là điểm dừng

Với những thành tựu đã đạt được trong 10 năm qua đã giúp nông thôn Quảng Ninh đổi thay tích cực về kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất, văn hóa, trường học… Nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho nhân dân, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; bộ mặt nông thôn khang trang. Đây chính là bước đệm để tỉnh Quảng Ninh bước tiếp những bước đi vững chắc trong quá trình xây dựng NTM.

Mô hình nuôi dúi thương phẩm của anh Phạm Văn Lập, thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn (TP Móng Cái).

Chính vì vậy, ngay khi kết thúc chặng đường 10 năm, tỉnh Quảng Ninh đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm cũng như giải pháp trong giai đoạn mới. Bên cạnh việc rà soát và triển khai hoàn thành có hiệu quả các nội dung của Chương trình giai đoạn 2016-2020, trong đó ưu tiên cho các địa bàn khó khăn, tập trung một số nội dung ở các tiêu chí còn đạt thấp để từng bước hoàn thiện tiêu chí NTM bền vững, Quảng Ninh còn hướng đến xây dựng NTM nâng cao để có những vùng nông thôn khá giả, giàu có và đáng sống.

Nhìn vào Việt Dân - xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của cả nước mới thấy, ngoài tiêu chí thu nhập, điểm thực sự ấn tượng trong xây dựng khu dân cư kiểu mẫu ở đây chính là người dân đã quen với nếp sống xanh - sạch, luôn chú trọng chăm sóc nhà cửa, cải tạo vườn tược, có thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường.

Toàn bộ rác thải đều được phân loại, thu gom và xử lý phù hợp, chuồng chăn nuôi hợp vệ sinh và các hộ dân đều không dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Người dân còn hiến đất, đóng góp ngày công để chăm sóc cây xanh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm Ngày Chủ nhật xanh.

Không chỉ có vậy, người dân được hưởng chế độ quản lý, theo dõi sức khỏe, trường học 3 cấp đều đạt chuẩn quốc gia. Thôn nào cũng có nhà văn hóa khang trang, bà con sôi nổi tập văn nghệ, thể thao mỗi buổi chiều.

Đó là hình mẫu đủ cho thấy câu chuyện xây dựng NTM ở Quảng Ninh chỉ có điểm khởi đầu, không có kết thúc. Mục tiêu sau năm 2020, Quảng Ninh xác định sẽ phát triển NTM hướng tới nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn, trong đó, lấy sản xuất nông nghiệp sạch và an toàn sinh học, thân thiện với môi trường làm nền tảng gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn và phù hợp với quá trình đô thị hóa hướng tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ; tiếp tục đầu tư nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình OCOP; đẩy mạnh công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường để xây dựng NTM bền vững.

Nhà Văn hóa thôn Đồng Ý, xã Việt Dân, TX Đông Triều.

Phát biểu tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, từng nhấn mạnh: Nếu dự kiến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người Quảng Ninh đạt xấp xỉ 10.000 USD/người/năm, thì đối với khu vực nông thôn, phải phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người không dưới 5.000 USD/người/năm. Tới năm 2020, TX Đông Triều phải là địa phương cấp huyện đạt tiêu chí NTM kiểu mẫu và có trên 50% số xã đạt NTM kiểu mẫu.

Toàn tỉnh cần tập trung phát triển chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp với cơ cấu sản phẩm nông nghiệp mới, lấy trục phát triển trọng tâm là những sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP có hiệu quả cao; đảm bảo sản xuất nông nghiệp và môi trường nông thôn trong sạch, thực phẩm vệ sinh, tài nguyên sinh học đa dạng; giảm thiểu rủi ro bệnh tật, thiên tai và quá trình biến đổi khí hậu gây ra... Đặc biệt, phải tiếp tục chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, chính trị ổn định ở các xã NTM; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ đạo đức, phẩm chất và năng lực để phục vụ người dân tốt hơn nữa.

Xây dựng NTM là "cuộc cách mạng" mang tính chiến lược, lâu dài, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, do đó đòi hỏi sự ủng hộ, vào cuộc tích cực hơn nữa của toàn xã hội. Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, với những bước đi vững chắc đã đạt được, Quảng Ninh sẽ tiếp tục là ngọn cờ đầu trong xây dựng NTM, tiếp tục vươn mình phát triển với nhiều vùng nông thôn tươi đẹp, trù phú, đáng sống.

Thu Chung – Nguyên Ngọc/https://dulich.quangninh.gov.vn/


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 176


Hôm nayHôm nay : 18855

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 90984

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73137955