Các hộ dân ở vùng chuyển đổi thôn Bình Cách, xã Hà Thanh, huyện Tứ Kỳ đang ăn nên làm ra nhờ nuôi gà ri lai Hòa Phát.
Gia đình anh Đương là một trong 12 hộ đang nuôi gà ri lai Hòa Phát ở vùng chuyển đổi thôn Bình Cách. Hộ nuôi nhiều có 5 - 6 chuồng, ít 2 - 3 chuồng. Số lượng gà đang được các hộ nuôi ước 3 vạn con và vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Mỗi hộ ở vùng chuyển đổi thôn Bình Cách đều có vài chuồng nuôi gà ri Hòa Phát.
Ông Nguyễn Trọng Tải, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hà Thanh cho biết năm 2015, xã đã chuyển đổi 15 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả của thôn Bình Cách sang lập vùng nuôi thủy sản và gia súc, gia cầm. Đầu năm 2016, HTX phối hợp với Công ty CP Đầu tư và Phát triển chăn nuôi Hòa Phát (Hà Nội) triển khai mô hình “Nuôi gà thương phẩm giống ri lai Hòa Phát gắn với bao tiêu sản phẩm”. Công ty cung ứng giống, vaccine phòng bệnh, cử cán bộ bám vùng hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ tham gia.
Gà ri lai Hòa Phát được lai giữa gà trống ở Ba Vì (Hà Nội) với giống gà mái nước ngoài. Mật độ nuôi thích hợp nhất 8 - 10 con/m2. Giống gà này cho thu hoạch sau 3,5 - 4 tháng nuôi. Trọng lượng một con trưởng thành có thể đạt tới 2,7 kg (gà trống) và 1,8 kg (gà mái). Gà ri lai Hòa Phát có lông màu mận đỏ, da vàng, thịt dai, thơm ngon nên được thị trường rất ưa chuộng. Giá gà ri lai bán tại chuồng có thời điểm lên tới 60.000 - 65.000 đồng/kg, các hộ thu lãi khoảng 25 - 28 triệu đồng/1.000 con. “Mỗi năm các hộ nuôi được 3 lứa gà. Với những gia đình nuôi 3 - 4 chuồng trở lên đều cho thu lãi hàng trăm triệu đồng”, ông Tải nói.
Thành công của mô hình nuôi gà thương phẩm giống ri lai Hòa Phát gắn với bao tiêu sản phẩm tại vùng chuyển đổi thôn Bình Cách đã thu hút sự chú ý của rất nhiều chủ trang trại các địa phương đến học tập. Gần đây nhất, HTX Dịch vụ nông nghiệp Hà Thanh đã đón một số chủ trang trại ở Lâm Đồng, Bình Phước ra học tập kinh nghiệm.
Theo ông Vũ Xuân Trường, cán bộ kỹ thuật Công ty CP Đầu tư và Phát triển chăn nuôi Hòa Phát, hiện nhiều gia đình ở các xã Quang Trung, Nguyên Giáp (Tứ Kỳ), Tân An, Tân Việt (Thanh Hà) và một số xã thuộc huyện Ninh Giang, Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đã liên hệ để mua giống gà này về nuôi. Tuy nhiên, do lượng giống sản xuất ra còn hạn chế nên công ty chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.
Gia đình anh Đương là một trong 12 hộ đang nuôi gà ri lai Hòa Phát ở vùng chuyển đổi thôn Bình Cách. Hộ nuôi nhiều có 5 - 6 chuồng, ít 2 - 3 chuồng. Số lượng gà đang được các hộ nuôi ước 3 vạn con và vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Ông Nguyễn Trọng Tải, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hà Thanh cho biết năm 2015, xã đã chuyển đổi 15 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả của thôn Bình Cách sang lập vùng nuôi thủy sản và gia súc, gia cầm. Đầu năm 2016, HTX phối hợp với Công ty CP Đầu tư và Phát triển chăn nuôi Hòa Phát (Hà Nội) triển khai mô hình “Nuôi gà thương phẩm giống ri lai Hòa Phát gắn với bao tiêu sản phẩm”. Công ty cung ứng giống, vaccine phòng bệnh, cử cán bộ bám vùng hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ tham gia.
Gà ri lai Hòa Phát được lai giữa gà trống ở Ba Vì (Hà Nội) với giống gà mái nước ngoài. Mật độ nuôi thích hợp nhất 8 - 10 con/m2. Giống gà này cho thu hoạch sau 3,5 - 4 tháng nuôi. Trọng lượng một con trưởng thành có thể đạt tới 2,7 kg (gà trống) và 1,8 kg (gà mái). Gà ri lai Hòa Phát có lông màu mận đỏ, da vàng, thịt dai, thơm ngon nên được thị trường rất ưa chuộng. Giá gà ri lai bán tại chuồng có thời điểm lên tới 60.000 - 65.000 đồng/kg, các hộ thu lãi khoảng 25 - 28 triệu đồng/1.000 con. “Mỗi năm các hộ nuôi được 3 lứa gà. Với những gia đình nuôi 3 - 4 chuồng trở lên đều cho thu lãi hàng trăm triệu đồng”, ông Tải nói.
Thành công của mô hình nuôi gà thương phẩm giống ri lai Hòa Phát gắn với bao tiêu sản phẩm tại vùng chuyển đổi thôn Bình Cách đã thu hút sự chú ý của rất nhiều chủ trang trại các địa phương đến học tập. Gần đây nhất, HTX Dịch vụ nông nghiệp Hà Thanh đã đón một số chủ trang trại ở Lâm Đồng, Bình Phước ra học tập kinh nghiệm.
Theo ông Vũ Xuân Trường, cán bộ kỹ thuật Công ty CP Đầu tư và Phát triển chăn nuôi Hòa Phát, hiện nhiều gia đình ở các xã Quang Trung, Nguyên Giáp (Tứ Kỳ), Tân An, Tân Việt (Thanh Hà) và một số xã thuộc huyện Ninh Giang, Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đã liên hệ để mua giống gà này về nuôi. Tuy nhiên, do lượng giống sản xuất ra còn hạn chế nên công ty chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn