15:54 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tự tạo cơ hội: Trồng rau thủy canh thu lãi lớn

Chủ nhật - 25/12/2016 10:54
Là giáo viên về hưu, cách đây 8 năm, bà Phạm Thị Thu Cúc đến Đà Lạt (Lâm Đồng) thuê đất trồng rau. Gần 2 năm qua, bà chuyển sang mô hình trồng rau thủy canh, cho thu nhập ổn định.

Trại rau thủy canh của bà Cúc nằm dưới thung lũng Đạ Nghịt (xã Lát, H.Lạc Dương, cách trung tâm TP.Đà Lạt khoảng 25 km), với quy trình sản xuất được áp dụng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn châu Âu.
Giàn trồng rau đặt trên hệ thống giá đỡ cách mặt đất khoảng 1 m với hàng loạt ống nhựa cách nhiệt gọi là ống thủy canh. Những ống thủy canh này được khoét thủng từng vòng tròn trên bề mặt để đặt chậu cây xà lách, với giá thể xơ dừa bên trong.
Cùng với đó, hệ thống bơm nước vào ống dẫn cung cấp nước và chất dinh dưỡng liên tục 24/24 giờ, chảy từ đầu này ống thủy canh ra đầu kia và tích tụ lại bồn chứa, sau đó lại được máy bơm ngược trở lại.
“Với phương pháp này, chất dinh dưỡng được cung cấp hoàn toàn cho bộ rễ cây mà không sợ bị bốc hơi hay thấm vào đất nên tiết kiệm phân bón hơn nhiều so với trồng trên đất. Ngoài ra, giàn trồng cao cũng cách ly được đa số loại sâu bệnh gây hại đối với rau xà lách nên việc dùng thuốc trừ sâu hầu như không cần đến”, bà Cúc cho biết.
Bà Cúc kể tháng 10.2014, bà cùng hơn 10 nhà vườn và doanh nghiệp trồng rau ở Đà Lạt được Công ty Rijk Zwaan (chuyên cung cấp hạt giống của Hà Lan) mời sang Malaysia tham quan mô hình trồng rau thủy canh theo công nghệ châu Âu. Tận mắt chứng kiến những vườn rau thủy canh đẹp và sạch, có thể hái ăn ngay tại chỗ, đã tác động mạnh đến suy nghĩ của chủ trang trại. Về lại Đà Lạt, bà Cúc quyết định lắp đặt thiết bị và mua hạt giống lên tới 800 triệu đồng/1.000 m2 để trồng thử nghiệm rau thủy canh trong nhà kính. Tháng 3.2015, bà sản xuất đợt rau thủy canh đầu tiên nhưng cây rau phát triển èo uột không như bà thấy ở Malaysia.
Sau đó Công ty Rijk Zwaan cử nhân viên kỹ thuật qua Đà Lạt trực tiếp hướng dẫn và tư vấn kỹ thuật. Bà Cúc giới thiệu quy trình sản xuất: Hạt giống được cho vào ly nhỏ chứa giá thể xơ dừa đã qua xử lý và ươm 15 ngày trước khi đưa lên giàn máng thủy canh; từ khi cây được đưa lên máng đến khi thu hoạch khoảng 30 - 35 ngày.
Với công nghệ này, mỗi năm có thể canh tác được 9 - 10 lứa rau. Quá trình canh tác hoàn toàn không sử dụng bất cứ loại thuốc phòng trừ sâu bệnh nào. Các công đoạn canh tác rau thủy canh được thực hiện gần như tự động, định lượng dinh dưỡng bón cho cây được kiểm soát bằng máy sao cho chỉ vừa đủ nuôi cây theo những công thức có sẵn, không để tồn dư.
Vì vậy sản phẩm rau được đưa đi kiểm nghiệm, mọi chỉ tiêu luôn dưới ngưỡng cho phép nhiều lần. Ưu điểm của mô hình này là tỷ lệ rau hư hao rất ít, gần như lá nào cũng dùng được do khâu bảo quản tốt và tuyệt nhiên không bị lấm đất.
Với diện tích 1.000 m2 bà trồng được 25.000 cây rau xà lách, mỗi cây có trọng lượng trung bình trên dưới 200 gr, có thể thu 5 tấn mỗi lứa. Tại khu vực đóng gói, từng cây xà lách vẫn còn nguyên bộ rễ và giá thể được bó lại cẩn thận bằng ni lông. “Cách làm này giúp cho xà lách tươi lâu hơn, thu hoạch xong không cần sơ chế mà cứ thế đóng gói rồi chuyển thẳng ra siêu thị cung cấp cho người tiêu dùng”, bà Cúc nói. Sản phẩm rau thủy canh được hệ thống siêu thị lớn như Metro, VinMart, Big C liên hệ nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá từ 40.000 - 50.000 đồng/kg, tùy loại xà lách. Với giá bán này, trung bình bà Cúc thu trên 230 triệu đồng cho 1.000 m2, mỗi đợt, sau khi trừ các chi phí đầu tư, công chăm sóc còn lãi khoảng 100 triệu đồng.
Ngoài xà lách, trại rau của bà Cúc còn trồng 17 chủng loại rau gia vị châu Âu như chervil (rau mùi), dill (thì là), basil (húng quế), thyme (húng tây), rosemary (hương thảo), chocolate mint (bạc hà)... cung cấp cho các siêu thị đặt hàng với số lượng ổn định. Mỗi ngày gia đình bà thu hoạch trên dưới 30 kg, giá từ 50.000 - 250.000 đồng/kg tùy loại. Bà Cúc còn là người trồng thử nghiệm thành công một số giống cà chua khủng và là người đầu tiên trồng thành công giống Big Beef Tomato của Hà Lan tại Lâm Đồng.
Theo Lâm Viên/thanhnien.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 101


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1207301

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71434616