23:05 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tỷ phú cá lóc bên hồ Dầu Tiếng

Thứ sáu - 25/03/2016 09:42
Chỉ với khoảng 1.000m2 mặt nước ven hồ Dầu Tiếng (huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh), anh Nguyễn Văn Thêm đã quyết định chọn nuôi cá lóc bông và cá lóc đen với sản lượng cá xuất bán hàng năm lên tới hơn 200 tấn cá thương phẩm, thu nhập trên 2 tỷ đồng.
 

Từ năm 2010 đến nay, gia đình anh Thêm là hộ nuôi cá lóc lớn nhất huyện Dương Minh Châu và trở thành điểm đến tư vấn kỹ thuật nuôi cá lóc bông uy tín dành cho những gia đình chọn nghề nuôi cá mưu sinh bên bờ hồ Dầu Tiếng.

“Vua cá lóc” ở Dương Minh Châu

“Trước đây, cuộc sống gia đình tôi khó khăn lắm, cả gia đình chen chúc trong một căn nhà nhỏ ven hồ Dầu Tiếng, lấy nghề nuôi cá bè trên lòng hồ để mưu sinh. Cuộc sống quá khó khăn, con cái lại khó học hành đến nơi đến chốn do cuộc sống phải bám víu vào con nước trên lòng hồ, năm 2010, tôi quyết định rời bỏ mặt nước, mua một mảnh đất khoảng 1,4ha ven hồ (ấp Phước Hội, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu) đưa cả gia đình lên bờ. Nghề tôi chọn để lập nghiệp là nuôi cá lóc” - anh Thêm nhớ lại.

 

Hiện gia đình anh Thêm đang bảo đảm việc làm cho 8 lao động nghèo trong vùng với mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, anh cũng là hộ nông dân hiếm hoi trong vùng “trả lương tháng 13” cho công nhân lao động. Nhờ tích cực lao động sản xuất, tham gia tư vấn kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản cho bà con nên gia đình anh Thêm được UBND huyện khen tặng với khá nhiều giải thưởng như: Gia đình điển hình tiên tiến huyện Dương Minh Châu, Trang trại giỏi huyện Dương Minh Châu…

Theo lời kể, anh Thêm vốn không phải người dân ở vùng đất gần biên giới này. Năm 2000, anh mang vợ con về huyện Dương Minh Châu lập nghiệp với tài sản tích cóp chỉ mua được một cái lồng nuôi cá trên lòng hồ Dầu Tiếng với căn nhà mái lá ọp ẹp.

Lúc đầu, anh Thêm chọn thả các giống cá truyền thống như trôi, trắm, chép, mè… với thu nhập chỉ vài chục triệu đồng/năm. Con cái đi học không thuận lợi nên anh luôn trăn trở tìm hướng làm ăn mới. Tình cờ, một lần ở trên lòng hồ Dầu Tiếng, nhìn thấy bầy cá lóc đẻ, anh Thêm bật ra ý tưởng và quyết định bán lồng bè, lên bờ tìm một mảnh đất đào ao nuôi cá lóc thương phẩm.

“Khi tôi quyết định lên bờ lập nghiệp (năm 2010), khá nhiều bà con trên lòng hồ tỏ ra nghi ngại, bởi dù sao cuộc sống trên lòng hồ nuôi cá bè dù không sung túc nhưng cũng đảm bảo có được cái ăn, cái mặc. Song tôi và vợ vẫn quyết định lên bờ vì sau quyết định này là tương lai cho con cái” - anh Thêm nhớ lại.

Ban đầu, anh chọn nuôi cá lóc đen vì nguồn giống dễ tìm, thức ăn của cá cũng là tận dụng từ nguồn cá tạp mà ngư dân bên hồ Dầu Tiếng đánh bắt bán lại. Một lần, xem tivi thấy nông dân các tỉnh miền Tây nuôi cá lóc bông cho thu nhập cao, anh liền khăn gói xuống các tỉnh miền Tây học hỏi và quyết định chọn giống cá lóc bông từ Đồng Tháp đem về nuôi thí điểm. Dần dần, mảnh đất 1,4ha của anh ngày càng thu hẹp lại, thay vào đó là 10 khoảnh ao, mỗi ao 0,1ha đều được nuôi xen cứ một ao cá lóc bông có 1 ao cá lóc đen. Anh chia sẻ: “Tôi nuôi thế là để dễ kiểm soát nguồn cung. Thêm vào đó cá lóc đen cũng dễ tiêu thụ…”.

Trung bình, cứ 8 tháng anh Thêm xuất cá lóc bông 1 lần và 5 tháng xuất cá lóc đen 1 lần. Cá lóc anh nuôi 100% sử dụng thức ăn là cá nên chắc thịt và được thương lái tranh mua. Tính tổng sản lượng cả năm, anh xuất trên 200 tấn cá các loại, sau khi trừ chi phí, anh mang về thu nhập hơn 2 tỷ đồng mỗi năm…

Ngoài nuôi cá lóc, để tận dụng nguồn cá chết cũng như nguồn thức ăn dư thừa, anh Thêm còn đầu tư nuôi thêm 5 hồ ba ba. Cuối năm 2015, anh xuất bán được 3 tấn ba ba thương phẩm, mang về thu nhập gần nửa tỷ đồng. Anh Thêm cho biết: “Nuôi kèm ba ba như thế này để tận dụng nguồn cá chết bệnh, thức ăn dư thừa. Nhiều người họ không chọn nuôi ba ba vì thời gian nuôi lâu (2 năm) nhưng mình có đất sẵn còn chưa sử dụng nên kết hợp nuôi ba ba. Rất may là lựa chọn của mình đúng đắn nên cũng tận dụng được nguồn thức ăn…” - anh Thêm bộc bạch.

Giúp bà con làm giàu từ cá lóc

Là người tiên phong nuôi cá lóc ở huyện Dương Minh Châu và cũng là người có kỹ thuật nuôi cá tốt nhất trong số những hộ nuôi ven hồ Dầu Tiếng, mô hình nuôi cá lóc của anh Thêm được nhiều người trong và ngoài tỉnh tìm đến tham quan, học hỏi kỹ thuật. Không giấu giếm bất cứ kỹ thuật nào, anh Thêm chia sẻ cặn kẽ: Để nuôi cá lóc đạt hiệu quả cao, trước tiên ao nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ, tháo hết nước để phơi đáy từ 3-5 ngày, sau đó mới dẫn nước vào, duy trì mực nước sâu từ 1-1,5m.

Ao nuôi phải bảo đảm thoáng gió, gần nguồn nước sạch. Quá trình nuôi dưỡng luôn giữ môi trường nước ao sạch sẽ, duy trì thay nước 2 ngày/lần; hàng ngày theo dõi cá ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhằm phòng tránh gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh cho cá do lượng thức ăn thừa tồn dư trong ao.

 

“Nhà tôi có thế mạnh là khu vực ao nuôi chỉ cách khu vực xả nước hồ Dầu Tiếng vài mét. Vì vậy tôi có nguồn nước sạch ổn định được thay đổi thường xuyên, tránh gây bệnh  cho cá” - anh Thêm nói.

Không chỉ tư vấn kỹ thuật cho bà con nông dân khắp vùng có nhu cầu nuôi cá, gia đình anh còn phụ trách cung ứng nguồn thực phẩm (cá biển) cho các hộ nuôi trong vùng. Anh Thêm bảo: “Trước đây gia đình phải phụ thuộc vào nguồn cá tạp do ngư dân đánh bắt trên hồ Dầu Tiếng, nguồn cá không ổn định, giá cả lại khá bấp bênh nên không đảm bảo cho việc nuôi cá lóc quy mô lớn. Vì vậy cách đây 2 năm, nhờ nguồn vốn tích cóp và vay thêm Ngân hàng Agribank, tôi đã đầu tư vài xe tải lớn đông lạnh để mua cá biển từ Bình Thuận về, mỗi ngày ngoài việc cung cấp cá cho trang trại, tôi cũng bỏ mối với giá rẻ khoảng 5 tấn cá cho bà con nuôi cá lóc trong vùng. Nhờ vậy mà chi phí nuôi cũng giảm và lợi nhuận bà con thu nhập được cũng tăng lên khá cao”.

Cụ thể, anh Thêm tính toán, mỗi con cá lóc bông khi xuất ao đạt trọng lượng khoảng 2,5kg, cá lóc đen thì đạt khoảng 0,8-1kg. Chi phí thức ăn cho 1 con cá lóc bông khoảng 40kg cá biển, cá lóc đen khoảng 30kg. Sau khi trừ tất cả chi phí, lãi trên 10.000 đồng/kg cá. “Chưa năm nào tôi nuôi bị thua lỗ, lời ít nhất mỗi kg cũng là 10.000 đồng. Tỷ lệ cá bị bệnh cũng có nhưng không nhiều. Sau khi cá bị bệnh mà chết thì được vớt lên liền để tránh lây nhiễm, đồng thời cũng tận dụng nuôi ba ba nên đồng vốn chẳng mất đi đâu” - anh Thêm nói. 

 
Nguồn: danviet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 713

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 710


Hôm nayHôm nay : 50598

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 600390

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73647361