06:18 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vẫn đắt hàng, được giá nhờ nuôi lợn rừng lai, lợn đen bản địa

Chủ nhật - 21/05/2017 11:02
Vào thời điểm giá thịt lợn hơi xuống thấp, nhưng đàn lợn thương phẩm của gia đình ông Vũ Xuân Đối ở thôn 2 Minh Quang, xã Minh Hương, huyện Hàm Yên(Tuyên Quang) vẫn bán giá 70 đến 80.000 đồng/kg.

Trong khi người chăn nuôi lợn công nghiệp điêu đứng vì giá lợn hơi xuống đáy thì các hộ chăn nuôi lợn hữu cơ vẫn “bình tâm” với giá bán đến 100 nghìn đồng/kg mà vẫn không có đủ sản phẩm cung ứng cho thị trường.

Trước tình trạng đó, việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, thực hiện tốt các quy hoạch, liên kết các nhà để tạo hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi là yêu cầu cấp bách...

Điêu đứng vì chăn nuôi lợn công nghiệp

Ở giai đoạn hiện nay, những hộ chăn nuôi lợn theo quy mô công nghiệp và bán công nghiệp, đầu ra lợn hơi đang giảm mạnh khiến nhiều hộ điêu đứng. 

Anh Đỗ Văn Phong, thôn Thác Cái, xã Minh Khương (Hàm Yên) chủ hộ chăn nuôi lợn bộc bạch, hàng ngày ở bên này sông, nhìn những chiếc xe ô tô chở lợn ở Quốc lộ 2 (phía bên kia sông), đi ngược Hà Giang mà không khỏi sốt ruột. Qua đò sang sông vẫy những xe chở lợn mãi mới có xe dừng lại, mình bảo muốn bán lợn giá 16.000/kg, họ bảo, dưới xuôi giá còn thấp hơn nhiều mà không bắt xuể.

Giờ đàn lợn 130 con mỗi ngày tiêu tốn hàng trăm nghìn đồng, đại lý cám đến thúc giục trả nợ, quyết không bán chịu cám cho nữa, tiền đã sạch bách. Bàn đi tính lại, vợ chồng anh đành mổ lợn để vợ và con mỗi người một chiếc xe đạp chở phản thịt lợn rong ruổi khắp xã. Đây cũng là cách duy nhất để giảm tình trạng lợn to chật chuồng và tiền bán thịt lại phải tập trung mua thức ăn cho đàn lợn lưu chuồng.

 van dat hang, duoc gia nho nuoi lon rung lai, lon den ban dia hinh anh 1

Gia đình anh Nguyễn Ngọc Vũ ở thôn Kim Dao, xã Minh Hương (Hàm Yên)​nuôi lợn rừng lai luôn có thị trường tiêu thụ ổn định

Về xã Thắng Quân (Yên Sơn) nghe chuyện lợn ế của người chăn nuôi không khỏi đau lòng. Ông Đỗ Văn Thận ở thôn Hồng Thái bảo, nói đến chuyện tiêu thụ lợn là thấy tiếc công xót của, đằng đẵng mấy tháng trời lợn 80, 90 kg mà chẳng có người mua. Lợn thì ngày một to ra, thức ăn tăng lên mà giá lợn mỗi ngày một giảm, có hộ chăn nuôi, lợn đã “ăn” hết cả sổ đỏ, có hộ vợ chồng đánh nhau vì không bán được lợn.

Gia đình ông Thận nuôi lợn thịt theo hình thức bán công nghiệp từ năm 2011 đến nay, mỗi năm xuất bán trên 20 tấn lợn hơi. Những năm trước giá lợn hơi bình quân bán được 46.000 đồng/kg nhưng đầu năm 2017 giá bán tụt xuống 35.000 đồng và giờ chỉ bán được 15.000 đồng/kg. Gia đình ông may mắn bán lứa cuối vẫn được giá 26.000 đồng/kg, giờ chỉ giữ lại 10 con lợn nái. 

Nuôi lợn đen truyền thống vẫn đắt hàng

Khác với chăn nuôi lợn công nghiệp, những hộ chăn nuôi hữu cơ như: Lợn rừng lai, lợn đen bản địa vẫn giữ mức giá đầu ra ổn định từ 70 đến 100 nghìn đồng/kg lợn hơi. Chăn nuôi lợn đặc sản, cung ứng nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng không chỉ có thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực gần dân cư. 

Thăm mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ bằng giống lợn đen (lợn địa phương) của gia đình ông Vũ Xuân Đối ở thôn 2 Minh Quang, xã Minh Hương (Hàm Yên) vào thời điểm giá thịt lợn hơi xuống thấp, nhưng đàn lợn thương phẩm của gia đình ông vẫn bán giá 70 đến 80.000 đồng/kg.

Theo ông Đối, chăn nuôi lợn đen tuy thời gian kéo dài do lợn chậm lớn, mỗi tháng nuôi lợn chỉ tăng được 2 đến 3 kg/con, trọng lượng lợn xuất chuồng thường từ 20 đến 30 kg. Nhưng bù lại giá 1 kg lợn đen đánh đổi 5 kg lợn nuôi cám công nghiệp.

Đặc điểm của lợn địa phương lông đen, mõm nhọn và rất nhát; nguồn thức ăn chủ yếu là phụ phẩm từ trồng trọt như cỏ, cây chuối,  ngô  hạt, cám xát... Hơn nữa do giống lợn địa phương có khả năng kháng thể tốt nên ít chi phí thuốc chữa bệnh, chủ yếu là tiêm phòng và tẩy giun sán định kỳ cho đàn lợn.

   van dat hang, duoc gia nho nuoi lon rung lai, lon den ban dia hinh anh 2

Đàn lợn đen của gia đình ông Vũ Xuân Đối ở thôn 2 Minh Quang, xã Minh Hương (Hàm Yên)luôn được khách hàng ưa chuộng và được giá.

Cùng xã Minh Hương, gia đình anh Nguyễn Ngọc Vũ ở thôn Kim Dao vừa xuất chuồng 10 con lợn rừng lai, giá bán 120.000 đồng/kg. Hiện, trong chuồng nuôi còn 56 con lợn rừng lai, trong đó có 7 con nái, 1 con đực giống, còn lại là lợn thương phẩm. Theo anh Vũ, thông qua Dự án TNSP, gia đình tham gia mô hình nuôi lợn rừng lai từ năm 2012 đến nay, mỗi năm có thu nhập trên 80 triệu đồng.

Cũng từ Dự án TNSP hiện đã nhân rộng trong xã có 60 hộ nuôi lợn rừng lai với tổng số trên 300 con lợn. Điều quan trọng, chăn nuôi lợn rừng lai phù hợp với điều kiện địa phương, tận thu phụ phẩm dư thừa trong nông nghiệp và nguồn thức ăn sẵn có như chuối rừng, các loại thân lá cây... Hơn nữa nuôi lợn rừng lai rất ít xảy ra tình trạng lợn ốm, giảm chi phí thuốc chữa bệnh mà luôn bán được giá cao.

Thực hiện quy hoạch, liên kết các nhà, tạo chuỗi giá trị

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh có 247 trang trại chăn nuôi, trong đó có 213 trang trại nuôi lợn thịt, quy mô từ 100 đến 400 con, sản lượng thịt lợn hơi năm 2016 đạt gần 60.000 tấn. 

Anh Nguyễn Đại Thành, Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh nhận xét: Với những mô hình nuôi lợn lai F1, lợn siêu lạc, lợn nái ngoại chăn nuôi tập trung có quy mô từ 100 đến 400 con sử dụng cám công nghiệp có ưu điểm quay vòng nhanh, lợi nhuận cao. Hơn nữa thị trường thịt lợn phục vụ người dân chủ yếu là mô hình chăn nuôi theo cách thức này.

Với hộ nuôi lợn địa phương (lợn đen hay còn gọi lợn mán) và lợn rừng lai tuy giá đầu ra ổn định nhưng vòng quay chậm, lợi nhuận không cao. Còn anh Nguyễn Ngọc Vũ ở thôn Kim Dao, xã Minh Hương (Hàm Yên) cho biết, nuôi lợn đặc sản thị trường tiêu thụ là thành phố Tuyên Quang, tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên và Thái Bình, còn người dân sở tại rất ít hộ đến mua về thịt để tiêu dùng.

 van dat hang, duoc gia nho nuoi lon rung lai, lon den ban dia hinh anh 3

Nhiều làng, bản ở Tuyên Quang, đồng bào vẫn duy trì mô hình nuôi lợn đen bản địa.

Thực tế trong tiến trình hội nhập thị trường, nhất là đối với các mặt hàng nông sản thì giá đầu ra tăng, giảm không còn là chuyện lạ. Ngay trên địa bàn tỉnh năm 2015, chuối hàng hóa không có đầu ra, nhiều hộ bỏ mặc cho chuối tây chín rụng trên đồi.

Trước thực trạng đó, yêu cầu đặt ra là thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi, UBND tỉnh đã có Quyết định số 240, ngày 14-6-2014 về phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020.

Trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển chăn nuôi của từng vùng, nuôi lợn hướng nạc theo hình thức bán công nghiệp tại các huyện Sơn Dương và Yên Sơn; chăn nuôi lợn đen, lợn rừng lai theo quy mô vừa và quy mô gia trại tại các huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa và một số xã của huyện Hàm Yên.

Cùng với đó tỉnh có chính sách khuyến khích doanh nghiệp về với nông dân xây dựng mối liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Đây là yếu tố căn cốt để phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm quyền lợi cho người chăn nuôi.

Theo Duy Hùng (Báo Tuyên Quang)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 412


Hôm nayHôm nay : 29498

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 841871

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64827815