18:35 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vốn chính sách phủ rộng ở Phú Yên

Thứ sáu - 13/03/2020 05:42
Thời gian qua, NHCSXH Phú Yên đã tích cực tham mưu NHCSXH Việt Nam và chính quyền địa phương bổ sung vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay. Trong đó, phần lớn nguồn vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân.
Vốn phục vụ sản xuất chiếm hơn 70%
 
Theo NHCSXH Phú Yên, đầu năm 2019, chi nhánh được NHCSXH Việt Nam thông báo chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng là 200,5 tỉ đồng, tức tăng khoảng 8,5%; trong đó, nguồn vốn cho vay vốn để phát triển sản xuất là 147,5 tỉ đồng.
 
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cho vay, nắm bắt nhu cầu vốn của người dân ngày càng tăng, NHCSXH Phú Yên đã chủ động tham mưu với NHCSXH Việt Nam và chính quyền địa phương bổ sung vốn, nâng tổng nguồn vốn lên hơn 2.856 tỉ đồng, tăng hơn 266 tỉ đồng, tức tăng đến 10,3%.
 
Với nguồn vốn này, cộng với vốn thu hồi, NHCSXH Phú Yên đã giải ngân gần 1.185 tỉ đồng (tăng gần 229 tỉ đồng so với năm 2018) cho 38.362 lượt hộ vay vốn. Đến cuối năm, tổng dư nợ đạt 2.854 tỉ đồng, tăng hơn 267,6 tỉ đồng so với đầu năm, tỉ lệ tăng hơn 10,3%.
 
ho-vay-chinh-sach.JPG
Người dân xã An Mỹ (huyện Tuy An) vay vốn giải quyết việc làm để phát triển nghề tráng bánh tráng.

“Toàn tỉnh có khoảng 253.000 hộ dân. Trong khi đó, tổng số hộ còn dư nợ tại NHCSXH Phú Yên là 87.865 hộ, chiếm 34,7% số hộ dân toàn tỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc cứ có 3 hộ dân Phú Yên thì có 1 hộ được vay vốn NHCSXH, với dư nợ bình quân khoảng 32,5 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn này đã giúp 5.170 hộ thoát nghèo, gần 3.600 lao động có việc làm; hơn 6.200 học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; hơn 16.800 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng mới; gần 4.500 hộ vùng khó khăn có vốn sản xuất kinh doanh…”, ông Hồ Văn Thục, Giám đốc NHCSXH Phú Yên cho biết.

Hiện trong số 13 chương trình cho vay mà NHCSXH Phú Yên đang quản lý, tổng dư nợ của các chương trình phục vụ sản xuất gồm: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, hỗ trợ tạo việc làm... khoảng 2.050 tỉ đồng, chiếm 72%. Còn các chương trình cho vay để cải thiện, nâng cao đời sống như học sinh sinh viên, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xóa nhà ở tạm vùng nông thôn, nhà ở xã hội... có dư nợ khoảng 800 tỉ đồng, chiếm 28%. Cơ cấu nguồn vốn được cân đối hợp lý để vừa phục vụ sản xuất, vừa tích cực nâng cao đời sống nhân dân.
 
Nỗ lực tăng vốn địa phương
 
Bên cạnh nguồn vốn trung ương thì vốn địa phương là một nguồn quan trọng để NHCSXH Phú Yên triển khai cho vay. Tuy nhiên, hiện nguồn vốn địa phương ủy thác chi nhánh này quản lý chỉ 75,7 tỉ đồng; trong đó, ngân sách tỉnh là 49 tỉ đồng, ngân sách huyện 26,7 tỉ đồng. “Năm 2019, mặc dù Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh rất quan tâm, bổ sung thêm 23,3 tỉ đồng ủy thác NHCSXH Phú Yên nhưng tính ra, Phú Yên vẫn là tỉnh có nguồn vốn địa phương thấp nhất khu vực miền Trung và thuộc nhóm 10 tỉnh thấp nhất cả nước. Hiện nay, tổng nguồn vốn các địa phương trên cả nước ủy thác NHCSXH cho vay là 15.363 tỉ đồng, bình quân 244 tỉ đồng/tỉnh thành, gấp 3,2 lần nguồn vốn địa phương của Phú Yên”, ông Thục cho hay.
 
giao-dich-binh-ngoc-1.jpg
Giải ngân vốn chính sách tại điểm giao dịch xã Bình Ngọc, TP. Tuy Hòa

Theo ông Thục, vốn địa phương chủ yếu cho vay hỗ trợ tạo việc làm, là một trong những nguồn vốn mà người dân có nhu cầu vay rất lớn nhưng Trung ương bổ sung rất hạn chế do khó cân đối. Chưa kể, đối với Phú Yên, khi các xã đạt chuẩn nông thôn mới, không còn thuộc danh sách vùng khó khăn nữa thì nhu cầu vay lại của các hộ vùng khó khăn khi tới hạn rất lớn nhưng ngân hàng lại không có nguồn để cho vay.

 
xl-4.jpg
Một hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân) được vay vốn chính sách để chăn nuôi bò

Đồng chí Huỳnh Tấn Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên nhận định Phú Yên vẫn còn là một tỉnh nghèo, số hộ thụ hưởng vốn chính sách rất lớn. Do đó, việc tiếp tục tăng vốn địa phương ủy thác NHCSXH Phú Yên cho vay là điều rất ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh Chính phủ có chủ trương trên đường phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau. “Hàng năm, Sở Tài chính cần cân đối ngân sách, tham mưu UBND tỉnh sớm ủy thác vốn cho NHCSXH Phú Yên, mỗi năm có thể tăng 10 tỉ đồng hoặc nhiều hơn, tùy vào tình hình thu ngân sách”, đồng chí Huỳnh Tấn Việt chỉ đạo.

"Thời gian tới, NHCSXH Phú Yên cần tích cực phối hợp với chính quyền địa phương và các hội đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng dân cư, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị xã hội, Ủy ban MTTQ các cấp... gửi các khoản tiền nhàn rỗi, các nguồn quỹ của đơn vị vào NHCSXH để tăng cường nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH Phú Yên cho biết.
 Quốc Hùng/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 350


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1341465

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74388436