“Có duyên” với cây ổi Đài Loan
Sinh ra tại vùng quê vốn là vùng đất bãi, chiêm trũng, người dân chủ yếu thu nhập bằng việc trồng lúa 2 vụ nên thu nhập chỉ đủ ăn.
Với ý nghĩ “trồng cây ăn quả để làm giàu”, năm 2006, anh Thắng đã mạnh dạn dùng đất vườn và đất canh tác của gia đình để trồng một số loại cây ăn quả và quất cảnh với diện tích gần 1ha. Qua 2 năm trồng thử, do chưa nắm chắc kỹ thuật canh tác của từng loại cây, lại gặp khó khăn về vốn nên anh gặp thất bại, phải bán cả giống để trả nợ.
Bằng nghị lực của mình, anh quyết tâm “dù thế nào cũng không được nản chí”. Vậy là anh lại dong duổi khắp các nơi trong vùng và các tỉnh lân cận để học cách làm giàu. Trời không phụ người, trong một lần tham quan mô hình vườn cây ăn quả của Trường Đại học Nông nghiệp 1, anh phát hiện ra một giống cây mới đó là cây ổi Đài Loan. Thoạt đầu mới nghe tên loại ổi này anh thấy lạ nhưng khi được các nhà khoa học ở đây giải thích và tìm hiểu kỹ về giống cây này, anh thấy rất hợp với thổ nhưỡng của vùng đất quê mình nên đã quyết định đem giống cây mới về trồng.
Giúp ổi gối vụ ra quả bốn mùa quanh năm
Nói là làm, anh đã trồng thử nghiệm vài chục gốc ổi trên 1 sào ruộng của gia đình. Sau vài tháng, thấy cây phát triển rất nhanh, ít sâu bệnh và cho thu hoạch tốt, quả to và mã rất đẹp, giá thành lại cao.
Từ đó anh đã quyết định mở rộng mô hình trồng ổi Đài Loan của gia đình. Đặc điểm giống ổi này dễ trông, năng suất cao ngay từ năm thứ nhất và tiếp tục cho hiệu quả cao hơn ở những năm tiếp theo, rất thích ứng với điều kiện sinh thái của khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Cây ổi nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật, sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau và điểm đặc biệt là ra quả quanh năm.
Nhờ học hỏi, qua sách vở và mầy mò nghiên cứu thực tiễn anh Thắng đã giúp cây ổi nhà mình có quả quanh năm, nhưng không ồ ạt mà “gối vụ” để canh tác và thu hoạch. Cứ sau khi thu hoạch ổi chín anh lại tính toán cắt cành để cây ổi ra hoa muộn hơn và bọc ổi cẩn thận ngay từ lúc mới ra quả nhỏ, sao cho “bốn mùa quanh năm đều có ổi thu hoạch”.
Nhưng cắt cành làm sao cho cây ra quả phù hợp cũng là cái khó, anh chia sẻ: “Với loại cây này “cành cây to, cành cây nhỏ phải cắt khác nhau và còn phụ thuộc vào tay người cắt nữa”. Với cách làm này gần 10 năm nay, trung bình vườn ổi Đài Loan của gia đình anh mùa nào cũng cho thu hoạch và chín rất đều. Do tính toán được mùa vụ và canh tác theo kiểu “gối vụ quanh năm” nên rất ít có quả bị thối và hỏng. Đến nay, vườn ổi Đài Loan nhà anh có diện tích gần 1ha với gần 500 gốc ổi với giá thành từ 18 – 20 ngàn/kg.
Có những dịp tết, giá thành lên đến 30 – 35 ngàn đồng/kg. Trung bình thu nhập từ bán ổi của gia đình anh khoảng 250 triệu/năm. Trong đợt thu hoạch vừa qua, gia đình anh thu hoạch được 8 tấn ổi và đang bắt đầu nhập quả cho vụ kế tiếp. Ngoài việc trồng ổi bán, anh còn vận dụng kỹ thuật ghép, chiết cây giống để bán. Hiện nay, trong vườn nhà anh có gần 200 cây giống để bán cho người dân có nhu cầu trồng loại cây này với giá thành từ 15 – 20 ngàn đồng/cây giống và cho thu nhập từ bán cây giống hàng chục triệu đồng/năm.
Điều anh trăn trở nhất đó là mở rộng diện tích trồng ổi Đài Loan trong thời gian tới và tìm “lối ra” cho loại quả này. Bởi hiện nay, gia đình anh và người dân trong vùng chưa tìm được nguồn tiêu thụ mà chỉ bán cho người dân trong vùng và những người giao hàng cho các chợ đầu mối trong tỉnh hoặc lái buôn khu vực ngoại thành Hà Nội về nhập, do đó giá thành không ổn định hay bị thương lái ép giá. Cây ổi Đài Loan lại ít người biết đến và thu mua ít nên tính ổn định không cao.
Chia sẻ với chúng tôi về hướng đi sắp tới, anh tâm sự “Bà con nhân dân ở vùng quê tôi rất mong thành lập được tổ hợp tác cây ăn trái của xã. Để mọi người có thể giúp đỡ nhau về cây giống và kỹ thuật canh tác, cùng nhau xây dựng thương hiệu cho cây ổi Đài Loan để nhiều người biết đến và tạo thị trường ổn định cho loại cây này”.
Sinh ra tại vùng quê vốn là vùng đất bãi, chiêm trũng, người dân chủ yếu thu nhập bằng việc trồng lúa 2 vụ nên thu nhập chỉ đủ ăn.
Với ý nghĩ “trồng cây ăn quả để làm giàu”, năm 2006, anh Thắng đã mạnh dạn dùng đất vườn và đất canh tác của gia đình để trồng một số loại cây ăn quả và quất cảnh với diện tích gần 1ha. Qua 2 năm trồng thử, do chưa nắm chắc kỹ thuật canh tác của từng loại cây, lại gặp khó khăn về vốn nên anh gặp thất bại, phải bán cả giống để trả nợ.
Bằng nghị lực của mình, anh quyết tâm “dù thế nào cũng không được nản chí”. Vậy là anh lại dong duổi khắp các nơi trong vùng và các tỉnh lân cận để học cách làm giàu. Trời không phụ người, trong một lần tham quan mô hình vườn cây ăn quả của Trường Đại học Nông nghiệp 1, anh phát hiện ra một giống cây mới đó là cây ổi Đài Loan. Thoạt đầu mới nghe tên loại ổi này anh thấy lạ nhưng khi được các nhà khoa học ở đây giải thích và tìm hiểu kỹ về giống cây này, anh thấy rất hợp với thổ nhưỡng của vùng đất quê mình nên đã quyết định đem giống cây mới về trồng.
Giúp ổi gối vụ ra quả bốn mùa quanh năm
Nói là làm, anh đã trồng thử nghiệm vài chục gốc ổi trên 1 sào ruộng của gia đình. Sau vài tháng, thấy cây phát triển rất nhanh, ít sâu bệnh và cho thu hoạch tốt, quả to và mã rất đẹp, giá thành lại cao.
Từ đó anh đã quyết định mở rộng mô hình trồng ổi Đài Loan của gia đình. Đặc điểm giống ổi này dễ trông, năng suất cao ngay từ năm thứ nhất và tiếp tục cho hiệu quả cao hơn ở những năm tiếp theo, rất thích ứng với điều kiện sinh thái của khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Cây ổi nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật, sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau và điểm đặc biệt là ra quả quanh năm.
Nhờ học hỏi, qua sách vở và mầy mò nghiên cứu thực tiễn anh Thắng đã giúp cây ổi nhà mình có quả quanh năm, nhưng không ồ ạt mà “gối vụ” để canh tác và thu hoạch. Cứ sau khi thu hoạch ổi chín anh lại tính toán cắt cành để cây ổi ra hoa muộn hơn và bọc ổi cẩn thận ngay từ lúc mới ra quả nhỏ, sao cho “bốn mùa quanh năm đều có ổi thu hoạch”.
Nhưng cắt cành làm sao cho cây ra quả phù hợp cũng là cái khó, anh chia sẻ: “Với loại cây này “cành cây to, cành cây nhỏ phải cắt khác nhau và còn phụ thuộc vào tay người cắt nữa”. Với cách làm này gần 10 năm nay, trung bình vườn ổi Đài Loan của gia đình anh mùa nào cũng cho thu hoạch và chín rất đều. Do tính toán được mùa vụ và canh tác theo kiểu “gối vụ quanh năm” nên rất ít có quả bị thối và hỏng. Đến nay, vườn ổi Đài Loan nhà anh có diện tích gần 1ha với gần 500 gốc ổi với giá thành từ 18 – 20 ngàn/kg.
Có những dịp tết, giá thành lên đến 30 – 35 ngàn đồng/kg. Trung bình thu nhập từ bán ổi của gia đình anh khoảng 250 triệu/năm. Trong đợt thu hoạch vừa qua, gia đình anh thu hoạch được 8 tấn ổi và đang bắt đầu nhập quả cho vụ kế tiếp. Ngoài việc trồng ổi bán, anh còn vận dụng kỹ thuật ghép, chiết cây giống để bán. Hiện nay, trong vườn nhà anh có gần 200 cây giống để bán cho người dân có nhu cầu trồng loại cây này với giá thành từ 15 – 20 ngàn đồng/cây giống và cho thu nhập từ bán cây giống hàng chục triệu đồng/năm.
Điều anh trăn trở nhất đó là mở rộng diện tích trồng ổi Đài Loan trong thời gian tới và tìm “lối ra” cho loại quả này. Bởi hiện nay, gia đình anh và người dân trong vùng chưa tìm được nguồn tiêu thụ mà chỉ bán cho người dân trong vùng và những người giao hàng cho các chợ đầu mối trong tỉnh hoặc lái buôn khu vực ngoại thành Hà Nội về nhập, do đó giá thành không ổn định hay bị thương lái ép giá. Cây ổi Đài Loan lại ít người biết đến và thu mua ít nên tính ổn định không cao.
Chia sẻ với chúng tôi về hướng đi sắp tới, anh tâm sự “Bà con nhân dân ở vùng quê tôi rất mong thành lập được tổ hợp tác cây ăn trái của xã. Để mọi người có thể giúp đỡ nhau về cây giống và kỹ thuật canh tác, cùng nhau xây dựng thương hiệu cho cây ổi Đài Loan để nhiều người biết đến và tạo thị trường ổn định cho loại cây này”.
Theo Hội Nông dân