00:28 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vùng triệu phú mãng cầu xiêm

Thứ sáu - 28/07/2017 22:31
Từ một vùng quê nghèo khó, nhờ chuyển sang trồng cây mãng cầu xiêm mà hàng trăm nông dân ở xã Hiệp Lợi (TX.Ngã Bảy, Hậu Giang) có cuộc sống sung túc.
Từ một vùng quê nghèo khó, nhờ chuyển sang trồng cây mãng cầu xiêm mà hàng trăm nông dân ở xã Hiệp Lợi (TX.Ngã Bảy, Hậu Giang) có cuộc sống sung túc.
 
Cây mãng cầu xiêm đã giúp nhiều nông dân ở xã Hiệp Lợi có cuộc sống sung túc. Ảnh: Nguyên Đạt

Bây giờ, về Hiệp Lợi, dọc theo những tuyến đường liên ấp người ta dễ dàng bắt gặp những căn nhà tường khang trang xen lẫn những vườn mãng cầu xiêm xanh tốt. Ông Nguyễn Hữu Thành, Trưởng ấp Xẻo Vong B (Hiệp Lợi), kể trước đây đời sống người dân địa phương gặp nhiều khó khăn. Việc trồng lúa hoặc một số cây khác cũng chỉ đủ ăn qua ngày, không có dư. Khi xã Hiệp Lợi được đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, nhiều hộ dân bắt đầu chuyển sang trồng cam sành nhưng được vài năm thì vườn cây bị bệnh. Lúc này, một vài hộ bỏ cam chuyển sang mãng cầu cho thu nhập cao và cây này dần trở thành cây chủ lực trong kinh tế của địa phương.
 
Lợi nhuận gấp 10 lần lúa
 
Là một trong những hộ trồng mãng cầu xiêm lâu năm nên cuộc sống gia đình ông Nguyễn Thành Giáp (ấp Xẻo Vong B) khá sung túc. Theo ông Giáp, trước đây gia đình ông trồng lúa thu nhập thấp, từ đó thôi thúc ông tìm một loại cây trồng khác để cải thiện kinh tế gia đình. Qua tìm hiểu, ông biết cây mãng cầu cho thu nhập khá, đầu ra ổn định lại nhẹ công chăm sóc nên ông học để trồng thử. “Cách đây 10 năm, tôi chuyển thử 0,5 ha đất trồng lúa sang trồng mãng cầu. Sau 3 năm thấy hiệu quả kinh tế đạt cao, tôi mạnh dạn chuyển đổi phần diện tích lúa còn lại sang trồng mãng cầu để nâng tổng diện tích vườn lên khoảng 1,8 ha. Từ khi mãng cầu bắt đầu cho thu hoạch ổn định, bình quân mỗi công mãng cầu mang lại thu nhập không dưới 60 - 70 triệu đồng/năm, hiệu quả hơn lúa gấp 10 lần”, ông Giáp nói.
 
Còn ông Nguyễn Văn Bình (ấp Xẻo Vong C, xã Hiệp Lợi) cho biết ông có 4 công mãng cầu 7 năm tuổi, cho thu nhập khoảng 350 triệu đồng/năm. “Cũng nhờ 4 công mãng cầu mà tôi mua thêm được 3,5 công đất, xây được ngôi nhà khang trang trên 400 triệu đồng. Việc trồng mãng cầu chỉ cực khi trái nhỏ, chứ lớn thì khỏe, lâu lâu chăm sóc, xử lý rầy mò là xong. Mùa thu hoạch thì thương lái vô tận nơi để mua gom”, ông Bình nói.
 
Theo các nông dân tại Hiệp Lợi, mỗi cây mãng cầu khi còn nhỏ trung bình cho 30 trái, bình quân mỗi trái đạt 2 kg, đến khi cây đạt 7 tuổi thì cho gần 80 trái. Hiện nay, tùy theo thời điểm mà giá bán mãng cầu dao động từ 15.000 - 28.000 đồng/kg. Để cây mãng cầu đạt hiệu quả cao phải bảo đảm khoảng cách trồng, thụ phấn đúng kỹ thuật và không để cây mang nhiều trái nhằm tránh bị kiệt sức. Ông Nguyễn Hữu Thành cho biết toàn ấp có khoảng 100 hộ trồng mãng cầu và gia đình nào cũng có kinh tế khá giả, hầu hết đều xây nhà tường khang trang.
 
Cây xóa nghèo, vươn lên giàu
 
Hiện nay, nhiều mảnh vườn hay thửa ruộng tại Hiệp Lợi canh tác kém hiệu quả đang được người dân mạnh dạn lên liếp trồng mãng cầu xiêm. Một phần là do thị trường tiêu thụ loại trái cây này tương đối lớn, giá ổn định, vào thời điểm hút hàng có thể lên đến 30.000 đồng/kg. Đặc biệt, thương lái đến tận vườn đặt hàng khi trái còn nhỏ khiến nhiều nông dân phấn khởi hơn. Ngoài ra, những hộ có kinh nghiệm xử lý cho trái nghịch mùa có thể thu lợi nhuận gấp đôi so với mùa thuận.
 
Ông Nguyễn Văn Đèn, Phó bí thư Đảng ủy xã Hiệp Lợi, cho biết cây mãng cầu là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương, với tổng diện tích 140 ha của khoảng 200 hộ, tập trung ở ấp Xẻo Vong A, Xẻo Vong B và Láng Sen. Cây mãng cầu đóng vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, giúp nhiều bà con vươn lên khá giả. “Nhờ cây mãng cầu mà số hộ nghèo trong xã giảm từ 7% xuống còn 3%. Từ thành công của cây mãng cầu, địa phương đang khuyến khích những hộ có đất nhỏ lẻ lên liếp trồng cây ăn trái trong đó có mãng cầu. Tuy nhiên, gần đây một số cây mãng cầu có dấu hiệu phát sinh bệnh, do đó cần các chuyên gia, ngành nông nghiệp nghiên cứu để có phương pháp phòng, trị bệnh để nông dân yên tâm”, ông Đèn nói.
 
Cũng theo ông Đèn, xã Hiệp Lợi đang có định hướng xây dựng các tổ hợp tác sản xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng thương hiệu mãng cầu xiêm, góp phần nâng cao giá trị trên thị trường.
 
                                                                                                                                                                         Theo mNguyên Đạt (Báo Thanh Niên)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 218

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 217


Hôm nayHôm nay : 26605

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 462653

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73509624