03:47 EDT Thứ năm, 04/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vùng trung du và miền núi phía Bắc Khai thác lợi thế bằng khoa học công nghệ

Thứ hai - 05/12/2016 10:34
Hoạt động khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc đã và đang đạt nhiều kết quả tích cực trong việc khai thác tiềm năng thế mạnh, sản phẩm chủ lực của vùng, của địa phương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Trồng các giống ngô mới giúp nông dân Hòa Bình nâng cao hiệu quả kinh tế

Trồng các giống ngô mới giúp nông dân Hòa Bình nâng cao hiệu quả kinh tế

Nâng cao hiệu quả kinh tế

Tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 16 diễn ra mới đây, ông Nguyễn Văn Liễu, Vụ trưởng Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương cho biết, vùng trung du và miền núi phía Bắc là một trong những khu vực có điều kiện khó khăn nhất của cả nước, địa hình đồi núi hiểm trở, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, nhiều vùng khó khăn, trình độ khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế... Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua ngành khoa học và công nghệ của các tỉnh trong vùng đã nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Theo thống kê từ 14 tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, giai đoạn năm 2014 - 2016, các tỉnh đã thực hiện 794 nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trong đó, lĩnh vực khoa học nông nghiệp chiếm ưu thế với 398 nhiệm vụ (chiếm 50,13%), tập trung nghiên cứu, khảo nghiệm các loại giống cây, con mới cho năng suất, chất lượng cao; nghiên cứu tuyển chọn, phục tráng nhân giống các cây trồng chủ lực, cây đặc sản ở địa phương, nghiên cứu quy trình kỹ thuật mới. Tiêu biểu như dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao sản xuất rau trái vụ đạt tiêu chuẩn VietGAP và hoa chất lượng cao tại Sơn La”. Việc triển khai dự án đã tạo cho huyện Mộc Châu (Sơn La) cơ sở vật chất phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời góp phần nâng cao giá trị rau hoa Mộc Châu, quảng bá, đưa thương hiệu rau, hoa Mộc Châu đến nhiều tỉnh trong cả nước. Từ đó, nâng diện tích trồng rau hoa chất lượng cao tại Mộc Châu hiện đã lên tới hàng 100 héc-ta. Đặc biệt, dự án đã tạo việc làm ổn định, thu nhập cao cho hơn 150 lao động, bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Hay đề tài “Chuyển giao công nghệ và mở rộng sản xuất giống ngô lai ngắn ngày, chịu hạn, năng suất cao LVN25, SH099 tại các huyện trong tỉnh Hòa Bình”. Qua đó, đã xây dựng, hoàn thiện 2 quy trình sản xuất hai giống ngô LVN25 và SB099 và mở rộng được diện tích sử dụng 2 giống này lên 400-500 héc-ta/huyện. Kết quả bước đầu đánh giá nếu sử dụng 2 giống này hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ tiết kiệm tiền giống, năng suất cao hơn. Ước tính với diện tích gieo trồng ngô của tỉnh khoảng 40.000 héc-ta/năm khi sử dụng các giống này sẽ góp phần tiết kiệm cho nhân dân trồng ngô hàng tỷ đồng tiền giống mỗi năm và có thể cho năng suất 10-12 tấn/héc-ta.

Tập trung khai thác lợi thế

Ông Liễu cho biết, trong giai đoạn 2016-2018, định hướng đến năm 2020, hoạt động khoa học và công nghệ của vùng trung du và miền núi phía Bắc vẫn tập trung huy động các nguồn lực nhằm khai thác và phát triển các sản phẩm có lợi thế của vùng như tập trung nghiên cứu và phát triển cây dược liệu, cây thuốc. Đây là loại sản phẩm có nhiều tiềm năng phát triển và trên thực tế một số địa phương đã có chủ trương xây dựng đề án phát triển sản phẩm này như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai...

Bên cạnh đó, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc phát triển các sản phẩm rau, hoa xứ lạnh ở nhiều vùng có lợi thế khí hậu và đất đai như Sa Pa (Lào Cai), Quản Bạ (Hà Giang), Mộc Châu (Sơn La), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sìn Hồ (Lai Châu), Thanh Sơn (Phú Thọ). Phát triển nuôi cá nước lạnh như cá tầm, cá anh vũ, cá chiên... ở những lưu vực các sông, hồ thủy lợi và thủy điện có điều kiện phù hợp như hồ Thác Bà, hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu, vùng hồ và sông của Na Hang, hệ thống sông, suối vùng Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên…

Đồng thời, ứng dụng công nghệ để phát triển đàn gia súc có tiềm năng chăn nuôi thành sản phẩm hàng hóa như trâu vùng Tuyên Quang, Yên Bái; Chăn nuôi bò thịt vùng cao của Hà Giang, Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu; Gia cầm ở Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ... Ngoài ra, tích cực áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất theo hướng VietGap và xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa gắn với việc phát triển thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm đặc sản của địa phương như hồng không hạt ở Bắc Kạn, Lạng Sơn; Miến dong chất lượng cao của Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên; Vải thiều; cam quýt của Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn; Chè xanh chất lượng cao của Thái Nguyên, Lai Châu, Phú Thọ, Yên Bái; Mận, đào, lê ở Sơn La, Lào Cai...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 186


Hôm nayHôm nay : 34712

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 198582

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64184526