14:19 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vươn lên từ gian khó

Thứ năm - 11/07/2013 04:00
Vượt qua đoạn đường dài, chúng tôi tìm đến nhà chị Trần Thị Châu ở thôn kinh tế mới Trảng Rộng, xã Hải Thái (Gio Linh, Quảng Trị) là điển hình sản xuất giỏi của tỉnh năm 2013. Với tác phong nhanh nhẹn và gần gũi, chị kể cho chúng tôi nghe về những ngày tháng làm ăn gian khó để có ngày hôm nay.
Năm 1993 gia đình chị Châu rời quê hương Gio Mỹ để lên lập nghiệp ở vùng kinh tế mới thôn Trảng Rộng. Những ngày mới lên đây gia đình chị dựng tạm một mái nhà tranh, đối diện với đất đai khô cằn, núi đồi hoang vu, điện chưa có, đường sá đi lại khó khăn... mọi thứ dường muốn như thử thách sự kiên trì của con người. Điều kiện khắc nghiệt khiến vợ chồng chị luôn trăn trở không biết rồi đây sẽ làm gì để có thể bám trụ lâu dài trên quê hương mới. Tuy khó khăn, thử thách là vậy song chị luôn tâm niệm rằng đời mình đã vất vả từ nhỏ cho đến bây giờ, nên phải hết sức nỗ lực để đem lại cho các con một cuộc sống tươm tất hơn trước. Đây chính là động lực thôi thúc vợ chồng chị vượt lên trên tất cả khó khăn cực nhọc để làm ăn, tạo lập cuộc sống. 

Chị Châu thoát nghèo nhờ cây cao su


Buổi ban đầu, ngày nắng cũng như ngày mưa, vợ chồng chị cần mẫn khai hoang đất đai, dần dần được hơn 4 ha, đưa vào trồng bạch đàn và tràm. Được sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ xã tín chấp cho gia đình chị vay Ngân hàng chính sách xã hội huyện Gio Linh 5 triệu đồng, chị mua 2 con bò vỗ béo, sau một thời gian ngắn đem bán kiếm lãi mua thêm bò sinh sản, cứ như vậy, có năm đàn bò của chị lên đến 40 con. Nhưng khi thấy chăn nuôi bò không còn phù hợp với điều kiện chăm sóc của gia đình, chị đã bán hết đàn bò, dành tiền đầu tư chuyển đổi một số diện tích đất trồng rừng sang trồng cây cao su. 

Sau hơn 15 năm bám trụ trên vùng đất này, có quá nhiều thử thách đã đến với gia đình chị. Có lúc cây cao su đến thời kỳ phát triển bị trâu thả hoang của cư dân trong vùng tàn phá làm một số diện tích khá lớn bị mất trắng khiến gia đình chị lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn, thiệt hại ước tính lên đến hàng trăm triệu đồng. Không nản chí, gia đình chị động viên nhau tiếp tục khai hoang hơn 20 ha đất để tiến hành trồng tràm và bạch đàn, vay thêm ngân hàng đầu tư trồng 4 ha cao su vào năm 2005, từ năm 2006 đến năm 2008 trồng thêm 10 ha cao su trên đất đã được khai hoang. Vừa đầu tư trồng mới, vợ chồng chị còn hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ nên bảo toàn được diện tích vườn cây. Giữa năm 2011, diện tích bạch đàn và tràm đến thời kỳ khai thác đem về cho chị số tiền 120 triệu đồng. Đến thời điểm này, với 4 ha cao su đã cho thu nhập 22 triệu đồng/ tháng, cộng với 10 ha cao su chuẩn bị khai thác, ước tính trong tương lai gần, thu nhập của chị sẽ lên đến hàng trăm triệu đồng một năm. Bên cạnh đó, chị còn đầu tư nuôi đàn dê hơn 20 con cho thu nhập hơn 50 triệu đồng và nhiều gia súc, gia cầm khác. Sau khi trừ chi phí, một năm gia đình chị còn lãi hơn 300 triệu đồng; trong vài ba năm nữa mức lãi này sẽ còn cao hơn. Chị dự định phát triển đàn dê lên khoảng 50 con, nuôi hươu lấy nhung và các loại vật nuôi khác để tăng thêm thu nhập. 

Không chỉ làm ăn giỏi, chị Châu còn là một chi hội trưởng phụ nữ thôn nhiệt tình, năng nổ và có trách nhiệm. Chị luôn vận động các thành viên trong gia đình và chị em trong chi hội thực hành tiết kiệm theo tấm gương của Bác Hồ; hàng tháng tham gia sinh hoạt tổ tiết kiệm tín dụng và “nuôi heo đất” để giúp chị em còn khó khăn có vốn làm ăn. Chị thường trao đổi kinh nghiệm sản xuất của mình cho mọi người. Do vậy, chị luôn được chị em phụ nữ và bà con lối xóm tin tưởng, yêu mến. 

Với những thành tích trong lao động sản xuất và những đóng góp cho công tác hội phụ nữ, chị Trần Thị Châu vinh dự hai lần nhận bằng khen về điển hình sản xuất giỏi của UBND tỉnh và điển hình sản xuất giỏi của Hội LHPN tỉnh năm 2009 cùng nhiều giấy khen của huyện, xã. 
                                                      Bải, ảnh: NHẬT ĐỨC  -ĐÌNH CÔNG
theo baoquangtri
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 201


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1203663

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72886372