08:47 EDT Thứ bảy, 05/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng bản đồ chuyển đổi cây trồng và lịch thời vụ đối phó trước rủi ro thiên tai

Thứ bảy - 22/07/2017 03:54
Tại hội thảo các chuyên gia từ Viện khoa học thủy lợi miền Nam đã báo động về những thách thức của BĐKH tác động đến SX tại vùng ĐBSCL.
18-13-19_mu_lu_o_dbscl_se_khong_con_lu_lon_-_nh_hd
Mùa lũ ở ĐBSCL sẽ không còn lũ lớn. Ảnh: Hữu Đức. 

Ngày 21/7, Cục Trồng trọt tổ chức hội thảo “Xây dựng kế hoạch ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn (XNM) và ngập lụt, thích ứng với BĐKH tại vùng ĐBSCL, với sự tham gia của các nhà khoa học, nghiên cứu từ các viện, trường trong nước và chuyên gia nông nghiệp ở một số nước trong khu vực cùng lãnh đạo Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tham dự.

Theo GS Nguyễn Hồng Sơn (Cục trưởng Cục Trồng trọt), vừa qua Cục Trồng trọt cùng với Viện lúa quốc tế (IRRI), Chương trình biến đổi khí hậu (BĐKH) - Nông nghiệp và an ninh lương thực (CCAFS) khu vực Đông Nam Á phối hợp thực hiện các chương trình nghiên cứu, tìm giải pháp căn cơ, xây dựng bản đồ đánh giá về những tác động tiêu cực do BĐKH nhằm giúp các địa phương có giải pháp ứng phó. Qua đó các địa phương chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch SX, các mô hình canh tác nông nghiệp đối phó trước BĐKH. Trong các các giải pháp ứng phó, các địa phương thảo luận xây dựng nhóm giải pháp phù hợp với từng tiểu vùng; xây dựng bản đồ chuyển dịch về cơ cấu cây trồng không bị tác động bởi BĐKH. Bên cạnh đó một nhóm giải pháp vừa qua cho thấy rất hiệu quả là bố trí lịch thời vụ là né tránh những bất lợi do hạn, mặn xâm nhập hay vụ TĐ trong vùng tránh lũ sớm.

Tại hội thảo các chuyên gia từ Viện khoa học thủy lợi miền Nam đã báo động về những thách thức của BĐKH tác động đến SX tại vùng ĐBSCL. Đó là nguồn nước. Dòng chảy từ thương lưu sông Mekong biến động bất thường, khó dự đoán. Lũ nhỏ, hiếm xảy ra lũ lớn, lũ xuất hiện sớm và gần 90% là lũ vừa và nhỏ. Khả năng mất lũ rất lớn. Lũ nhỏ dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn (XNM) và XNM xuất hiện sớm. Trong khi dấu hiệu mực nước biển dâng cao và trong tương lai nguồn nước khó dự báo trước tác động từ các công trình xây dựng thủy điện khu vực thượng lưu sông Mekong.

Bên cạnh đó một số nhà nhà khoa học từ Viện khoa học khí tượng thủy văn và BĐKH Việt Nam (IMHEN), Viện nghiên cứu BĐKH trường Đại học Cần Thơ, IRRI/CCAFS đã xây dựng các kịch bản rủi ro lũ lụt, XNM ở ĐBSCL ảnh hưởng đến SX lúa; Xây dựng bản đồ nguy cơ thiên tai và các biện pháp ứng phó cho các tỉnh ĐBSCL; đồng thời dự báo tình hình khí tượng thủy văn ảnh hưởng đến SX lúa tại các tỉnh ĐBSCL dước tác động BĐKH. Dựa trên bản đồ rủi ro thiên tai, Cục Trồng trọt đề xuất kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng và lịch thời vụ theo tiểu vùng SX ở ĐBSCL.

“Hội thảo nhằm tìm những giải pháp khắc phục bất lợi do BĐKH, dịch bệnh; thống nhất ý kiến với các địa phương về kế hoạch thời vụ gieo trồng mang tính liên vùng, có sự phối hợp giữa các địa phương, trên cơ sở xác định 3 yếu tố chính: Nguồn nước; Tác động cực đoan BĐKH và dịch bệnh; Năng lực SX ở mỗi địa phương và thị trường.”
                                                                                                                                                 
                                                                                                                                                     Theo Hữu Đức/Nông nghiệp.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 125

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 121


Hôm nayHôm nay : 38995

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 215724

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68863340