09:02 EDT Thứ tư, 26/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm lúa sạch

Thứ bảy - 21/10/2017 20:25
Lúa là một trong 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực (cùng với xoài, dừa, tôm biển, bò và gia cầm) được huyện Thạnh Phú quan tâm xây dựng, phát triển và hoàn thiện chuỗi giá trị. Đặc biệt, sản phẩm lúa sạch đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận Nhãn hiệu hàng hóa năm 2016.

Theo Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trương Thanh Hải, xu hướng phát triển chuỗi giá trị lúa sạch bắt đầu từ thị trường tiêu thụ sản phẩm đến công nghệ chế biến, bố trí, tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường. Trong tiến trình hội nhập, để lúa sạch của huyện tìm được thị trường tiêu thụ ổn định và phát triển bền vững, thì yêu cầu phải hướng đến một nền sản xuất hàng hóa tập trung, nhất là phải tổ chức sản xuất khép kín từ yếu tố đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra… Vì vậy, thời gian qua, sản phẩm lúa sạch đang được huyện tập trung đầu tư phát triển chuỗi giá trị theo hướng bền vững nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN), góp phần thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện.

Tiểu vùng 3 và một phần tiểu vùng 2 của huyện có khoảng 6.000ha lúa, sản lượng khoảng 27 ngàn tấn/năm. Hiện nay, huyện đã thành lập được hợp tác xã (HTX) lúa - tôm và một số tổ hợp tác (THT) gắn kết sản xuất tiêu thụ giữa nông dân với DN. Đó là một lợi thế không nhỏ để huyện thực hiện mục tiêu phát triển chuỗi giá trị lúa sạch theo hướng bền vững. Trong đó, xã An Nhơn có khoảng 600/970ha lúa tham gia chuỗi ở năm 2017. Các xã còn lại thuộc chuỗi (Bình Thạnh, An Thạnh, Mỹ An, An Điền, An Qui, An Thuận, Giao Thạnh và Thạnh Phong có hơn 3.200ha lúa tham gia chuỗi) phấn đấu tăng thêm từ 5 - 10% diện tích sản xuất lúa sạch trong năm nay.

Giai đoạn 2018 - 2020, ngành nông nghiệp huyện sẽ xây dựng các tổ dịch vụ của HTX lúa sạch An Nhơn, hỗ trợ xây dựng nhà máy xay xát, kho bãi… Đồng thời, huyện kêu gọi DN đầu tư nhà máy chế biến, đóng gói sản phẩm, mở rộng diện tích sản xuất và thị trường tiêu thụ lúa, gạo sạch. Với các xã còn lại, bên cạnh việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của THT hiện có, huyện tiếp tục vận động người dân tham gia HTX; tập huấn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và định hướng các THT tham gia các tổ dịch vụ của HTX… Từ năm 2021 - 2025, huyện tiếp tục hoàn thiện, nhân rộng và nâng cấp chuỗi lúa sạch, phấn đấu tăng diện tích sản xuất lên khoảng 1.000ha, đạt 4.850ha.

Thời gian tới, song song với việc hỗ trợ HTX và các địa phương về công tác quản lý, thực hiện chuỗi giá trị, ngành nông nghiệp huyện Thạnh Phú sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân về phát triển chuỗi giá trị lúa sạch, xu hướng tiêu dùng sạch. Vận động thành lập các HTX kiểu mới, xây dựng các mối liên kết ngang giữa các hộ sản xuất và liên kết dọc giữa nông dân với DN. Bên cạnh đó, ngành tham mưu UBND huyện làm tốt công tác quy hoạch phát triển sản xuất, đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất; rà soát quy hoạch sản xuất lúa, đảm bảo phù hợp với điều kiện sinh thái và nhu cầu thị trường, nhất là tăng cường sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đạt khoảng 2.500ha. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng có hiệu quả các biện pháp bảo quản sau thu hoạch, nâng cao giá trị lúa sạch. Đặc biệt, huyện sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất và tiêu thụ với các công ty phân bón: Bình Điền, Lio Thái; công ty lương thực: Bến Tre, Tiền Giang, Thịnh Phát, Tập đoàn Lộc Trời… nhằm góp phần tăng lợi nhuận cho nông dân.

Nguồn: http://www.baodongkhoi.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 238


Hôm nayHôm nay : 54720

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1672828

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63755050