00:30 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xóa bỏ thói quen dùng nước giếng đào cạn

Thứ tư - 11/12/2019 21:58
Công trình nước sạch xã Ia Nhin (huyện Chư Păh - Gia Lai) đã giúp người dân tiếp cận với nguồn nước sạch giá rẻ, từ đó thay đổi thói quen sử dụng.
 
14-38-18_20191108_090040
Công trình nước sạch giúp người dân thay đổi thói quen sử dụng nước.

Với nguồn vốn từ chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, năm 2015, công trình nước sạch xã Ia Nhin được khởi công xây dựng. Với tổng vốn trên 4 tỷ đồng, công trình này lấy nước từ hai giếng khoan có độ sâu khoảng 150 mét, sau đó đưa lên bồn chứa nước trên cao có dung tích chứa 50 khối nước. Từ đây, nguồn nước sạch này theo đường ống dẫn, chảy đến 3 thôn của xã (thôn 1, thôn 2 và thôn 3), cung cấp nước sạch cho khoảng 400 hộ dân.

Anh Nguyễn Văn Cường- Trưởng ban Quản lý nước sạch xã Ia Nhin, cho biết: Ia Nhin thuộc xã vùng trũng của huyện Chư Păh. Trước đây, người dân trong xã hầu hết dùng nước từ giếng đào. Do là vũng trũng nên giếng đào vài mét là gặp nước, thậm chí nhiều giếng sâu... không quá một mét so với mặt đất.

“Do giếng đào cạn như trên nên không thể đảm bảo vệ sinh nguồn nước, nhất là đối với địa bàn mà còn không ít hộ dân nuôi lợn, gà bằng cách chăn thả rông. Chưa kể những vườn cà phê của nhân dân thường xuyên bón phân, sử dụng thuốc bảo về thực vật, gây ô nhiễm nặng cho nguồn nước sinh hoạt”- anh Cường nói.

Từ ngày có công trình nước sạch, người dân ba thôn được thụ hưởng hết sức phấn khởi, bởi họ biết nguồn nước được lấy từ giếng khoan sâu trong lòng đất, rất đảm bảo vệ sinh, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Ông Đoàn Quang Phong (thôn 3, xã Ia Nhin) phấn khởi ra mặt: “Từ ngày có công trình nước sạch, người dân trong thôn yên tâm hẳn khi sử dụng nguồn nước từ công trình này. Trước đây, mang xà beng, cuốc xẻng đào vài mét là gặp nước, nhưng bà con sử dụng trong tâm trạng không yên tâm vì sợ nguồn nước bị ô nhiễm. Còn bây giờ, chúng tôi đã hoàn toàn yên tâm rồi”.

Ở thôn 2, gia đình anh Nguyễn Tiến Huế là một trong hàng trăm hộ dân trong thôn được thụ hưởng nước sạch. Anh vui vẻ cho biết: “Không phải đào giếng, không phải múc nước giếng mang vào nhà dùng nữa. Giờ, chỉ cần vặn nhẹ là đã có nước sạch để dùng. Bà con trong thôn hoàn toàn yên tâm về chất lượng nước từ công trình này”.

Nói về chất lượng nước, anh Cường cho biết: Cứ sáu tháng một lần, Ban Quản lý lại mời cơ quan chuyên ngành về lấy mẫu nước đem đi kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, chất lượng nước đảm bảo cho sức khỏe của người sử dụng...

Cũng theo anh Cường thì, người sử dụng nước sạch chỉ phải trả 5 ngàn đồng mỗi khối, còn lại Nhà nước hỗ trợ (tại thành phố Pleiku, giá nước máy hiện nay là 7.600 đồng mỗi khối).

Được dùng nước đảm bảo chất lượng, lại được Nhà nước trợ giá, niềm vui của người dân nơi đây như được nhân đôi. Từ đây, đã vĩnh viễn thoát cảnh dùng nước giếng đào cạn, không đảm bảo chất lượng.

Anh Nguyễn Văn Cường - Trưởng ban Quản lý nước sạch xã Ia Nhin: “Với vấn đề nước sạch, trăn trở của xã bây giờ là còn nhiều thôn làng vẫn chưa tiếp cận được nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Xã sẽ cân đối nguồn vốn hỗ trợ, nhằm sớm đưa nguồn nước sạch đến với nhân dân, đặc biệt là nhân dân các làng thuộc đồng bào dân tộc thiểu số...”.

Theo ĐĂNG LÂM - TUẤN ANH/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 307

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 290


Hôm nayHôm nay : 26929

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 792492

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71019807