07:47 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xóa đói, giảm nghèo nhờ cây dược liệu

Chủ nhật - 27/11/2016 06:26
Nằm ở độ cao hơn 1.200 m so với mực nước biển, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) là địa bàn của nhiều cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, sâm đương quy, hồng đẳng sâm (sâm dây), ngũ vị tử... Ngoại trừ sâm Ngọc Linh là loại cây quý hiếm, vốn đầu tư cao, những năm gần đây, người dân của huyện nghèo 30a Tu Mơ Rông đã vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ trồng sâm đương quy, sâm dây và ngũ vị tử. Hộ bà Y Hlạng ở thôn Bu Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông là một điển hình.
Cán bộ Phòng Nông nghiệp kiểm tra vườn sâm đương quy do người dân xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) trồng. Font Size:     |

Cán bộ Phòng Nông nghiệp kiểm tra vườn sâm đương quy do người dân xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) trồng. Font Size: |

Gia đình bà Y Hlạng từng là một hộ nghèo khó, đời sống rất khó khăn, thu nhập phụ thuộc vào ít diện tích lúa rẫy và một phần đất rẫy cằn cỗi để trồng bắp, mì. Nhưng từ khi đưa cây sâm dây vào trồng trên diện tích hơn một héc-ta đất rẫy, cùng xen canh thêm các loại cây ngắn ngày như mì, bắp, bo-bo theo mùa đã cho gia đình bà một cuộc sống khá giả hơn trước. Bà Y Hlạng tâm sự: "Cây sâm dây rất dễ trồng và phù hợp với chất đất, khí hậu ở đây. Từ khi gieo giống đến lúc thu hoạch, chỉ cần làm cỏ, bón phân một hai lần cho nên tiết kiệm được thời gian làm các việc khác...".

Với giá thị trường từ 60 đến 120 nghìn/kg sâm tươi, 500 nghìn đồng/kg sâm khô như hiện nay thì loại cây này thật sự mang đến một luồng sinh khí mới cho các hộ gia đình ở xã Măng Ri này. Cùng với cây sâm dây, tại xã Ngọc Lây, chính quyền xã đã chính thức đưa giống sâm đương quy vào trồng thử nghiệm. Gia đình anh A Mới ở làng Mô Gia cho biết: "Gia đình anh được xã cấp cây giống sâm đương quy trồng trong khoảng hơn 100 m2 vuông đất xen trong lô cà-phê của nhà. Trong vụ thu hoạch vừa rồi, số tiền từ bán sâm đương quy cho thu nhập gần 20 triệu đồng. Sâm đương quy dễ trồng, có thể trồng xen dưới cây bóng mát, dưới rẫy cà-phê. Cây rất ít sâu bệnh, trồng xen trong rẫy cà-phê lại không phải tốn công làm cỏ cho cà-phê...".

Để đưa cây sâm dây và sâm đương quy trở thành cây trồng chủ lực, giúp đồng bào dân tộc Xê Đăng vươn lên thoát nghèo, Trạm khuyến nông huyện Tu Mơ Rông đã xây dựng dự án phát triển cây sâm dây và sâm đương quy trên địa bàn huyện. Ban đầu trạm đã hỗ trợ kỹ thuật, giống và phân bón cho các hộ gia đình trồng thử nghiệm trên diện tích 10ha, gồm năm ha sâm dây và năm ha sâm đương quy.

Về đầu ra cho sản phẩm chính, Công ty TNHH Thái Hòa chuyên kinh doanh dược liệu tại tỉnh Kon Tum đã cam kết thu mua các sản phẩm sâm đương quy cho người dân với mức giá 70 nghìn đồng/kg tại địa phương cùng số diện tích bao tiêu là 50 ha cho bà con trong vùng.

Theo Đinh Sỹ Tạo/nhandan.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tu mơ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 295


Hôm nayHôm nay : 49316

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1249830

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71477145