06:17 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xóa đói, giảm nghèo nhờ nuôi ong mật

Thứ hai - 21/09/2015 21:16
Huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) là địa phương có thế mạnh về kinh tế đồi rừng, tỷ lệ hoa vào các mùa khá đa dạng và phong phú, nơi đây có nhiều loại hoa, tập trung ở cả bốn mùa, nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Từ thực tế này, huyện đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn như: phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, hội nông dân… xây dựng các đề án phát triển đàn ong.

 

Với nỗ lực của bản thân và được tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn và trang bị kiến thức về nuôi ong, hộ gia đình anh Giàng A Vàng ở bản Dế Xu Phình A, xã Dế Xu Phình, đã mạnh dạn xây dựng mô hình nuôi ong mật tại nhà. Từ gần chục đàn ong giống, đến nay anh đã nhân giống được gần 100 đàn. Anh Vàng cho biết: “Nuôi ong không vất vả lắm nhưng lại cho thu nhập cao. Năm vừa qua, gia đình tôi thu hơn 100 triệu đồng từ tiền bán mật ong và đàn ong giống. Gia đình tôi giờ không còn thiếu ăn, không còn nhận gạo cứu đói của Nhà nước mỗi khi giáp hạt như trước nữa”. 

Khác với anh Vàng, anh Nguyễn Văn Toản ở xã Dế Xu Phình, sau khi tốt nghiệp đại học đã trở về địa phương để phát triển nghề nuôi ong. Nhờ tích cực chăm sóc, nhân đàn, đến nay sau ba năm anh đã có gần 1.000 đàn ong, trong đó có 600 đàn tập trung ở xã Dế Xu Phình và gần 400 đàn nuôi tại các xã khác. Năm 2014, anh Toản được Phòng Nông nghiệp huyện Mù Cang Chải hỗ trợ thêm về kiến thức và kinh phí, nên anh đã nhân giống được hàng trăm đàn và bán ra thị trường. Nghề nuôi ong đã cho gia đình anh thu nhập ổn định khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Với những kinh nghiệm có được, anh không ngần ngại giúp đỡ kỹ thuật và ong giống cho các hộ khác tại địa phương để xóa đói, giảm nghèo. Anh cho biết, mong muốn hiện nay là xây dựng thương hiệu mật ong Mù Cang Chải để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng. 

Để nghề nuôi ong của huyện phát triển theo hướng hàng hóa, các phòng chuyên môn của huyện Mù Cang Chải đang tiếp tục theo dõi và thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật phổ biến rộng rãi phương pháp nuôi ong mới đến các hộ, giúp bà con vùng cao xóa đói, giảm nghèo.

Theo Minh Duyệt/nhandan.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 402

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 401


Hôm nayHôm nay : 36563

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 650514

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70877829