Như vậy, so với mục tiêu dự kiến cả năm xuất khẩu 5,7 triệu tấn, 4 tháng còn lại của năm nay cần xuất được 1,74 triệu tấn gạo nữa.
Trong tháng 8/2017, giá lúa, gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) biến động tăng đối với lúa thường và giảm nhẹ đối với lúa chất lượng cao. Các doanh nghiệp đã thắng thầu xuất khẩu gạo sang Philippines tăng cường thu mua khiến nhu cầu trên thị trường nội địa tăng đẩy giá lên. Đồng thời, giá tiêu nội địa tăng là do nhu cầu thị trường tăng lên, các doanh nghiệp tăng giá thu mua để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đã ký.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng năm 2017 đạt 441,4 USD/tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2017 với 40,9% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 7 tháng đầu năm 2017 đạt 1,38 triệu tấn và 623 triệu USD, tăng 32,7% về khối lượng và tăng 31,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Hồi giữa tháng 7 năm 2017, hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đã quyết định tăng mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2017 lên hơn 5,7 triệu tấn, tăng khoảng 800.000 tấn so với năm 2016, do nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới đang tăng trở lại.
Trước đó, những tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam có tín hiệu khả quan chủ yếu là nhờ các hợp đồng xuất sang Philippines, Trung Quốc và Châu Phi… Nhưng tỷ lệ những hợp đồng tập trung của xuất khẩu gạo Việt Nam ngày càng ít.
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn từ năm 2017 - 2020, lượng gạo xuất khẩu hằng năm dự kiến đạt 4,5 -5 triệu tấn, thu về 2,2 - 2,3 tỷ USD/năm.
Theo Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định sẽ đa dạng hoá thị trường cho hạt gạo Việt, giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế khai thác cơ hội, tiềm năng, lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do. Từ đó, góp phần nâng cao giá trị, thương hiệu và uy tín của gạo Việt.
Cũng theo Chiến lược này, đến năm 2020, cơ cấu gạo xuất khẩu cũng thay đổi, gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 20% tổng lượng gạo xuấ khẩu, gạo Japonica chiếm 30%, gạo nếp 20%, các loại gạo khác khoảng 5%.
Đến năm 2030, tỷ lệ gạo trắng thường chỉ chiếm 25%, gạo phẩm cấp trung bình dưới 10%, gạo Japonica chiếm 40%, gạo nếp 25%, gạo dinh dưỡng khác khoảng trên 10%./.
Theo nguồn tin VOV.VN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn