1. Triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp: Năm 2014, ngành nông nghiệp cùng các địa phương cả nước bắt đầu triển khai thực hiện Quyết định 899 ngày 10.6.2013 về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Mục tiêu của đề án là duy trì tốc độ tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp đạt 3,5-4% trong giai đoạn 2015-2020, gia tăng năng suất, chất lượng nông, lâm, thủy sản; tăng thu nhập bền vững cho người nông dân. Đã có 45/63 tỉnh, thành cả nước xây dựng và triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp.
3. Tổng sản lượng cây có hạt lần đầu vượt 50 triệu tấn: Sản xuất nông nghiệp năm 2014 tiếp tục ghi nhận sự gia tăng năng suất đối với các cây lương thực chủ lực, trong đó dẫn đầu là lúa với sản lượng đạt tới 45 triệu tấn (tăng 2,3%); tiếp đến là ngô đạt 5,45 triệu tấn, tăng thêm được 250.000 tấn (4,8%) so với năm 2013; sản lượng sắn tăng 6,3%; cà phê tăng 5,2%... so với năm 2013. Nhiều cây trồng đã đem lại cho các hộ nông dân giỏi thu nhập trên 1 tỷ đồng/ha/năm như: Hồ tiêu, cam, thanh long...
4. Lần đầu tiên công nhận ngô biến đổi gen tại Việt Nam: Tháng 8.2014, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã ký các quyết định công nhận 4 sự kiện ngô biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi của 2 Công ty là Dekalb Việt Nam và Syngenta. Tiếp đến, trong tháng 9, Bộ TNMT đã cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho 3 sự kiện ngô biến đổi gen. Đây là bước đi cụ thể hóa và cơ sở pháp lý quan trọng để tiến tới chính thức thương mại hóa và ứng dụng cây trồng biến đổi gen đại trà vào sản xuất, giúp nông dân tăng thu nhập.
5. Đã có 785 xã đạt chuẩn 19 tiêu chí nông thôn mới: Dự kiến hết năm 2014, bình quân mỗi xã đạt 10 tiêu chí nông thôn mới (NTM), tăng 5,38 tiêu chí/xã so với năm 2010 và tăng 2,13 tiêu chí so với năm 2013. Trong đó, sẽ có 785 xã đạt chuẩn (8,8%), 1.285 xã (14,5%) đạt từ 15 - 18 tiêu chí; không còn xã trắng tiêu chí. Đã có 2 đơn vị cấp huyện (Long Khánh và Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra (đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn 19 tiêu chí NTM, tương đương với khoảng trên 1.800 xã), mục tiêu xây dựng NTM khó hoàn thành theo kế hoạch.
6. Chính phủ ban hành Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản: Ngày 7.7.2014, Nghị định 67 đã được ban hành với các chính sách khuyến khích ngư dân vươn khơi bám biển tạo giá trị kinh tế cao hơn, dần thay đổi phương thức đánh bắt cũ và định hình phương hướng đánh bắt mới hướng đến hiện đại, nâng cao giá trị thủy sản. Theo các chính sách trong nghị định này, ngư dân sẽ được vay vốn tín dụng ưu đãi để đóng tàu vỏ thép công suất lớn với mức lãi suất chỉ 1%/năm, phần còn lại được Nhà nước hỗ trợ cấp bù. Tuy nhiên, theo đánh giá đến nay việc thực hiện Nghị định 67 vẫn còn nhiều rào cản như thủ tục cho vay còn phức tạp, việc giải ngân nguồn vốn còn chậm, ngư dân chưa thay đổi được tập quán đánh bắt truyền thống…
7. Một năm mưa thuận gió hòa: So với 14 cơn bão của năm 20013, năm 2014 chỉ có 5 cơn bão ảnh hưởng tới nước ta, trong đó chỉ có cơn bão số 2 ảnh hưởng trực tiếp tới đất liền, nhưng không gây thiệt hại đáng kể cả về người và tài sản. Có thể thấy, trong nhiều năm liền chưa có năm nào Việt Nam chịu ảnh hưởng ít bởi các cơn bão như thế. Theo dự báo, năm 2015, tình hình Elnino có khả năng diễn biến phức tạp hơn do nhiệt độ trung bình tăng lên từ 1 -1,5 độ C dẫn tới khô hạn khốc liệt tại nhiều khu vực nước ta, nhất là khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
8. Tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm còn phức tạp: Trong năm 2014, cơ quan chuyên môn đã lấy 112 mẫu thịt gà, 224 mẫu thịt lợn trên phạm vi toàn quốc để phân tích 6 chỉ tiêu dư lượng kháng sinh và chất cấm. Kết quả phát hiện 18 mẫu thịt lợn, 5 mẫu thịt gà nhiễm hoá chất kháng sinh cấm vượt mức cho phép… Nhiều vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cơ quan báo chí phát hiện điển hình như vụ bơm nước vào thịt heo, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo ở Đồng Nai (Báo NTNN đã có loạt bài phản ánh). Trước thực trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết sẽ lấy năm 2015 là “Năm vệ sinh an toàn thực phẩm”.
9. Xuất hiện nhiều “đại gia” đầu tư vào nông nghiệp: Đã xuất hiện ngày càng nhiều xu hướng các doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với số tiền đầu tư từ hàng chục tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng. Điển hình như Tập đoàn TH (TH true MILK) với dự án nuôi bò sữa ở Nghệ An, tổng đàn bò hiện có 45.000 con, số vốn đầu tư giai đoạn 1 là 1,2 tỷ USD. Công ty cổ phần Thuốc BVTV An Giang cũng được một ngân hàng của Anh quốc cho vay 150 triệu USD để đầu tư vào chuỗi giá trị sản xuất, kinh doanh lúa gạo. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng đang triển khai dự án nuôi 100.000 con bò thịt của Úc, cùng đàn bò sữa với quy mô lên tới hàng trăm nghìn con; Tập đoàn FPT chuyên về công nghệ thông tin cũng tuyên bố sẽ đầu tư vào nông nghiệp, thậm chí còn đặt mục tiêu “lôi kéo” 10.000 doanh nghiệp khác “đổ” vốn đầu tư vào nông nghiệp…
10. Gia tăng các vụ kiểm lâm viên bị hành hung: Năm 2014 ghi nhận nhiều vụ kiểm lâm viên bị các nhóm lâm tặc hành hung dẫn đến nhập viện như các vụ ở Quảng Bình, Hà Tĩnh…, đặc biệt là vụ lâm tặc lái xe tải đâm kiểm lâm tử vong tại chỗ xảy ra vào ngày 28.12 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Nạn nhân là ông Vũ Xuân Hải (SN 1961) - Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy số 2 thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng; đồng đội của ông Hải là kiểm lâm viên Cao Viết Lư (SN 1973) bị thương nặng.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn