04:17 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

2 giống sắn cao sản

Thứ ba - 12/05/2015 23:55
Đó là 2 giống HL-S10 và HL-S11. Qua khảo nghiệm, cả 2 giống đều cho năng suất cao, trên 50 tấn/ha và đặc biệt là chưa bị xuất hiện bệnh chổi rồng.
Giống sắn HL- S10 năng suất rất cao.

Giống sắn HL- S10 năng suất rất cao.

Sau 7 năm nghiên cứu lai tạo, chọn lọc và đánh giá, vừa qua Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Hưng Lộc (Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) đã bảo vệ thành công trước hội đồng KH-CN (Bộ NN-PTNT) về việc công nhận SX thử 2 giống sắn cao sản HL-S10, HL-S11.
Giống HL-S10 (Hưng Lộc S10)
Được lai tạo từ 2 giống sắn KM146 x KM140 bằng phương pháp hữu tính, hạt của tổ hợp này được gieo trồng và phân ly thành 215 dòng, các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Hưng Lộc đã tiến hành đánh giá, chọn lọc qua 4 năm và thu được HL-S10.
Qua SX ở các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, khu vực Tây Nguyên, HL-S10 cho năng suất củ tươi trên dưới 50 tấn/ha (điều kiện không có tưới).
HL-S10 cũng được đánh giá là giống chống chịu khá tốt với điều kiện ngoại cảnh như bệnh hại và hạn. Qua theo dõi chưa thấy xuất hiện bệnh chổi rồng, một loại bệnh rất nguy hiểm gây hại trên sắn.
HL-S10 có thời gian từ trồng đến thu hoạch khoảng 8 - 9 tháng, thuộc nhóm có TGST ngắn, vì vậy góp phần rải vụ khá tốt trong cơ cấu các giống sắn đang được trồng phổ biến ở các vùng nguyên liệu.
Mặc dù có tỷ lệ tinh bột hơi thấp so với giống KM 94, nhưng năng suất tinh bột của HL-S10 vẫn đạt 12 - 13 tấn/ha (KM 94 chỉ đạt 9-10 tấn/ha), do vậy giá trị thu hoạch tăng thêm cho nông dân là 18 - 20 triệu đồng/ha.
Giống HL-S11
Được lai tạo từ tổ hợp SM 937-26 x KM60. Qua 4 năm chọn tạo từ 164 dòng phân ly khác nhau, HL-S11 được lựa chọn vì là dòng có các đặc điểm tốt nhất. Thời gian từ trồng đến thu hoạch đảm bảo tỷ lệ bột của giống này khoảng 10 - 11 tháng.
Từ năm 2010, giống sắn này đã được cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Hưng Lộc phối hợp với Sở NN-PTNT các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên và nông dân trồng sắn vừa khảo nghiệm vừa trình diễn SX.
Qua 3 vụ khảo nghiệm và trình diễn, HL-S11 đều cho năng suất cao và ổn định từ 50 - 53 tấn/ha. Chống chịu với các loại sâu bệnh phổ biến như nhện đỏ, rệp sáp, chịu hạn và quan trọng là không bị bệnh chổi rồng.
Hơn cả là HL-S11 có hàm lượng tinh bột tới 28% trong khi các giống phổ biến đang trồng chỉ đạt 25 - 27%, ngay cả KM94 cũng chỉ 27%.
Năng suất tinh bột của HL-S11 đạt tới trên 14 tấn/ha, trong khi HL-S10 là 13 tấn/ha, các giống KM 505, KM 140, KM 316 chỉ đạt 10 - 11 tấn/ha. Vượt 3 - 4 tấn tinh bột/ha đồng nghĩa với việc tăng thu nhập cho nông dân trồng sắn trên dưới 30 triệu đồng/ha. Một con số lợi nhuận vô cùng thuyết phục.
Tuy vậy HL-S11 cũng có những hạn chế là thân cây khá cao, vỏ củ nâu sẫm và màu thịt củ trắng ngà. Mặc dù là hạn chế nhưng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Hưng Lộc, ông Nguyễn Hữu Hỷ cho rằng, cần cả những giống ngắn và dài ngày để có cơ cấu thuận hơn cho người trồng và các nhà máy chế biến, góp phần rải vụ, giảm áp lực về lao động, vận chuyển khi thu hoạch và chế biến.
Về màu sắc tinh bột, công nghệ của các nhà máy chế biến sẽ khắc phục được vấn đề này.
Đầy hứa hẹn
Cục Trồng trọt cho biết, hiện cả nước trồng 551 nghìn ha sắn (số liệu năm 2014). Vùng Tây Nguyên có diện tích sắn lớn nhất (152,2 nghìn ha), tiếp đến là trung du miền núi phía Bắc (118,5 nghìn ha), Đông Nam bộ (97,7 nghìn ha).
Các tỉnh có diện tích trồng sắn lớn như Gia Lai (61,6 nghìn ha), Tây Ninh (50,5 nghìn ha), Kon Tum (37,6 nghìn ha), Bình Thuận (32,7 nghìn ha), Đăk Lăk (31,6 nghìn ha), Sơn La (30,5 nghìn ha), Phú Yên, Quảng Ngãi, Đắc Nông, Bình Phước (19 nghìn ha), Thanh Hóa (18,4 nghìn ha), Nghệ An (16,4 nghìn ha) và Đồng Nai (15,4 nghìn ha).
Năng suất sắn trung bình trong cả nước mới đạt 18,5 tấn/ha, tuy cao hơn năng suất trung bình thế giới (12,92 tấn/ha), nhưng còn đang thấp xa so với Ấn Độ (31,43 tấn/ha), Thái Lan (21,09 tấn/ha).
Trong mục tiêu của dự thảo quy hoạch sắn để SX nhiên liệu sinh học thì chúng ta đã đạt chỉ tiêu về diện tích (quy hoạch 550 nghìn ha), riêng năng suất mới đạt 18,5/23,0 tấn/ha, bằng hơn 80% mục tiêu định hướng.
Như vậy chỉ cần tác động và làm tốt khâu chọn tạo, nhập nội giống tốt để mở rộng ra SX, đưa năng suất trung bình lên 23 tấn/ha và chỉ cần trên diện tích quy hoạch đã trồng thì Việt Nam có thể gia tăng tới 2,5 triệu tấn sắn tươi, tương đương gần 700 nghìn tấn bột sắn quy khô, giá trị mang lại hơn 6.000 tỷ đồng.
Chính vì vậy Cục Trồng trọt ủng hộ cao việc chọn tạo và đưa nhanh các giống sắn cao sản, chống chịu tốt với sâu bệnh hại ra SX.
Một lãnh đạo Cục này cũng bày tỏ quan điểm rằng cần có một chương trình, hoặc một dự án mạnh hơn cho cây sắn, nhất là chọn tạo hoặc tuyển chọn từ các dòng, giống tốt, năng suất cao, sạch bệnh chổi rồng nhập nội để nâng năng suất sắn lên ngưỡng 25 tấn (chưa bằng Ấn Độ) thì giá trị mà chương trình mang lại đã tới hàng chục ngàn tỷ đồng.
Ông Phan Minh Báu, PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Nai và ông Lâm Văn Tính, Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở NN-PTNT Tây Ninh) đánh giá rất cao 2 giống sắn này.
Ông Báu cho biết, sau khi thu hoạch sắn HL-S10, HL-S11 nông dân đã sử dụng hom trong các mô hình để nhân rộng ra SX, diện tích cũng đã lên tới hàng trăm ha ở Đồng Nai, con số thực tế có thể cao hơn vì người trồng sắn rất tinh, một giống tốt, tỷ lệ tinh bột cao được các nhà máy ưa thích, lại chống chịu khá tốt với các loại sâu bệnh đang phổ biến thì không lẽ gì nông dân không lựa chọn.
Ông Báu và ông Tính cho hay, bệnh chổi rồng đã xuất hiện trên một số giống sắn cũ, có hộ phải tiêu hủy vài ha, song 2 giống sắn này chưa hề nhiễm, vì vậy cần công nhận nhanh chóng để địa phương tuyên truyền và có chính sách đưa ra SX đại trà. Tại Tây Ninh với diện tích sắn có tưới (đất lúa chân vàn cao, có thủy lợi), năng suất của HL-S11 đã đạt 60 tấn/ha. Sở NN-PTNT các tỉnh cũng đề nghị các đơn vị liên quan cần sớm nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện gói kỹ thuật như phân bón, mật độ trồng cơ giới hóa… để phát huy tiềm năng của các giống sắn này, đồng thời kiến nghị Bộ NN-PTNT cho triển khai dự án nhân giống cao sản, sạch bệnh để hỗ trợ nông dân SX.
Theo: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 563

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 561


Hôm nayHôm nay : 36127

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 749149

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70976464