20:23 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

3 bước chống dịch lợn tai xanh

Thứ tư - 06/03/2013 21:18
Bệnh tai xanh có tốc độ lây lan nhanh, trong vòng 3-5 ngày cả đàn có thể bị nhiễm bệnh. Lợn bị bệnh thải virus qua phân, nước tiểu, nước bọt, dịch mũi, sữa, tinh dịch.
Lợn bị bệnh tai xanh

Lợn bị bệnh tai xanh

Do đó, dịch bệnh có thể lây lan qua các con đường sau: Lây qua tiếp xúc với heo bệnh, lây qua không khí có virus, lây qua tinh dịch của lợn có bệnh, lây khi nhập giống lợn có bệnh, lây qua vật trung gian (xe vận chuyển lợn mang bệnh, dụng cụ chăn nuôi ở khu vực có dịch, chuột, người đi từ vùng có dịch đến...). Bệnh tai xanh không trực tiếp gây chết lợn mà chỉ làm suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát triển (gọi là bệnh kế phát). Một số bệnh kế phát thường gặp là: Tụ huyết trùng, phó thương hàn, suyễn, viêm phổi dính sườn, tả…

Sau đây là một số phương pháp điều trị tương đối hiệu quả các chứng bệnh kế phát:

- Điều trị hạ sốt, trợ hô hấp: dùng Gluco K C NAMIN, Anagil C, Bromhexine.

- Trợ sức, trợ lực: Dùng Gluco, vitamin C, điện giải hoặc Gluco K C NAMIN, Catosal.

- Chống nhiễm trùng kế phát: Dùng Amoxycillin LA, Flomax.

Điều quan trọng hơn cả, bà con chăn nuôi nên tham khảo các bước sau nhằm góp phần phòng dịch tai xanh:

Bước 1: Tiêm phòng bệnh. Tiêm vaccin phòng tai xanh. Hiện nay, đã có 3 loại vaccin phòng bệnh là: Porcilis PRRS của Intervet (Hà Lan); BSL.PS 100 của Besta (Singapore); Amervac PRRS của Hipra (Tây Ban Nha).

- Tiêm vaccin phòng các bệnh kế phát: Dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn... đầy đủ và đúng cách theo lịch dưới đây:

Bước 2: Tăng cường vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi, phun thuốc sát trùng đúng định kỳ, bình thường phun 1 lần/ tuần, khi có dịch phun 2 lần/ tuần.

Bước 3: Nâng cao sức đề kháng bằng cách cho lợn ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin E, C, B.

Hiện nay, dịch đang diễn biến rất phức tạp ở Quảng Nam, Quảng Trị và có chiều hướng lây lan nhanh, nguy cơ lây lan ra các tỉnh khác rất cao. Cần phát hiện sớm, bao vây dập tắt các ổ dịch, không để dịch phát tán, lây lan sang các địa phương chưa có dịch. Cụ thể, phải tiêu hủy gia súc mắc bệnh bị chết; vệ sinh tiêu độc chuồng trại nơi có dịch và khu vực xung quanh; thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát chặt chẽ không cho nhập heo và sản phẩm từ heo chưa qua chế biến không rõ nguồn gốc vào địa phương.

Kỳ sau: Nâng cao sức đề kháng cho heo phòng ngừa bệnh tai xanh bằng thức ăn chăn nuôi Con Heo Vàng.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1251653

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72934362