01:31 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ảnh hưởng các yếu tố môi trường chuồng nuôi lên sinh trưởng của gà thịt

Thứ bảy - 22/04/2017 09:24
Hiện nay, một số nước ở Châu Âu phát triển như Anh, Đức, Pháp, Bỉ…, hệ thống chăn nuôi chuồng kín không còn sử dụng, tuy nhiên nhiều nước ở Châu Âu và Châu Á như nước ta vẫn còn áp dụng vì gà thịt nuôi chuồng kín cung cấp số lượng thân thịt cao hơn, chu kỳ sản xuất ngắn hơn nuôi chăn thả hay nuôi theo phương thức hữu cơ, gà nuôi cũng tiêu thụ ít thức ăn hơn cách phương thức khác.

Tuy nhiên, nếu chuồng nuôi kém thông thoáng gà sẽ chậm phát triển, thiếu khí oxy, dễ bị ngộ độc do tích tụ thán khí như NH3, CO, H2S, CH4là những sản phẩm từ quá trình trao đổi chất của động vật và từ chất thải bị phân hủy tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh. Ammonia là khí có phổ biến trong chuồng nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe của gà như chậm lớn, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, chất lượng thịt, gà dễ mẫn cảm với bệnh và chết. Nồng độ NH3 lớn hơn 20 ppm có thể gây bệnh đường hô hấp cho gà.

Mục tiêu đề tài là ghi nhận các chỉ tiêu tiểu khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ gió; các loại khí trong chuồng nuôi gồm H2S, NH3, CO, O2 và khí cháy, kiểm tra mật độ vi sinh trong phân gà là Eimeria spp và Escherichia coli để đánh giá điều kiện vệ sinh và khả năng tăng trọng và chuyển hóa thức ăn trong một chu kỳ sản xuất của gà thịt.

Đề tài được các nhà khoa học ĐH Cần Thơ thực hiện trên bốn chuồng của một trang trại chăn nuôi gà thịt giống Cobb500 thuộc công ty TNHH Emivest Việt Nam ở Bình Phước để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố môi trường như nhiệt độ (oC), ẩm độ tương đối (%), tốc độ gió (m/s), khí O2 (vol %), NH3, H2S, CO và CH4 (ppm), sự có mặt của Escherichia coli và Eimeria spp. trong chuồng nuôi lên khối lượng, tiêu tốn và chuyển hóa thức ăn từ 1 - 42 ngày tuổi. Tất cả gà được nuôi trên nền nhà, trong hệ thống chuồng kín thông gió, chuồng được chia ra làm 4 ô có kích thước bằng nhau là 360 m2. Kết quả chỉ rằng, không phát hiện được khí độc như NH3, H2S, CO và khí cháy trong chuồng nuôi.

Hàm lượng khí O2 luôn được duy trì ở mức 20,9 vol%. Trong phân, mật độ vi khuẩn E. coli ở mức bình thường 14×106 CFU/g, không có sự hiện diện của Eimeria spp. Khối lượng gà 42 ngày tuổi cao nhất ở vị trí gần quạt thổi gió (3.026 g/con) và thấp nhất ở cuối dãy gần quạt hút (2.871 g/con), trong khi tăng trọng và tiêu tốn thức ăn tương đương nhau. Hệ số chuyển hóa thức (p<0,01) tốt nhất ở gà nuôi gần quạt thổi. Chất lượng không khí trong chuồng nuôi tốt, mật độ vi sinh trong phân gà ở mức không gây bệnh, gà nuôi đầu dãy chuồng có khối lượng cao hơn cuối dãy chuồng.

Nguồn: http://iasvn.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 150

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 148


Hôm nayHôm nay : 26312

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 321294

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60643251