13:37 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bà Trương Thị Mai: Về quê khởi nghiệp không phải là thất bại!

Thứ hai - 09/04/2018 11:39
Giải đáp những thắc mắc của về vấn đề tri thức trẻ ở nông thôn cũng như việc hưởng lương hưu của nông dân, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh: “Về quê khởi nghiệp không phải là thất bại hay thiệt thòi” và “Cần thiết phải có quỹ lương hưu dành cho nông dân để họ có thể sống tốt khi về già”.

Khuyến khích tri thức trẻ về quê lập nghiệp 

Trước thực trạng nhiều tri thức trẻ học xong không có việc làm, nhưng không về địa phương tham gia sản xuất, bà Nguyễn Thị Thêu ở huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) nêu thực tế: “Trong đội ngũ cán bộ công chức hiện nay, còn có không ít cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”. Trong khi đó, có rất nhiều con em nông dân đã phải vượt qua bao nhiêu khó khăn để lấy được tấm bằng đại học, nhưng rồi lại phải “giấu đi” để đi làm công nhân ở các khu công nghiệp, tình trạng cử nhân nông dân thất nghiệp hiện quá nhiều”.

 ba truong thi mai: ve que khoi nghiep khong phai la that bai! hinh anh 1

Ông Đào Ngọc Dung – Bộ trưởng Bộ LĐTBXH.

Trả lời bà Thêu, ông Đào Ngọc Dung – Bộ trưởng Bộ LĐTBXH nhấn mạnh: “Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách liên quan để khuyến khích thanh niên, trí thức là con em nông dân về nông thôn làm việc, kể cả thu hút con em đi du học ở nước ngoài về nước làm ăn. Thực tế cho thấy, nhiều em đã trở thành tỷ phú, triệu phú khi còn rất trẻ.

Chủ trương chung của chúng ta là khuyến khích trí thức trẻ chủ động tìm về nông thôn, tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp để làm ăn. Những năm gần đây, xu hướng này thể hiện khá rõ, với nhiều thanh niên trí thức về nông thôn làm ăn hiệu quả và chắc chắn trong thời gian tới, tỷ lệ thanh niên trí thức về làm việc ở khu vực tam nông sẽ tăng lên". 

Đồng quan điểm trên, bà Trương Thị Mai trăn trở: “Làm sao có thể đưa tri thức trẻ về nông thôn và làm thế nào để bạn trẻ học xong trở về nông thôn… là những câu hỏi và trăn trở rất lớn của Đảng, Chính phủ. Trước hết, tôi mong muốn và kêu gọi các hộ dân hãy khuyến khích, động viên con em mình học hành tới nơi tới chốn và quay về để phục vụ quê hương mình. Việc về quê khởi nghiệp không phải là thất bại hay thiệt thòi”. 

 ba truong thi mai: ve que khoi nghiep khong phai la that bai! hinh anh 2

Bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận Trung Ương phát biểu tại cuộc đối thoại.

Bà Trương Thị Mai dẫn chứng: “Tôi còn nhớ có một bạn trẻ sau khi làm việc ở thành phố một thời gian đã quyết định về quê trồng thanh long. Ban đầu cha mẹ bạn trẻ rất bất bình, nhưng sau 2 năm mô hình đó đã chứng minh được tính hiệu quả kinh tế cao, và bạn trẻ đó đã quyết định đúng. Tôi nghĩ tấm gương trên không phải là cá thể, rất nhiều thanh niên quay về nông thôn làm ăn và rất thành công. Điều đáng nói là các bạn trẻ có ăn học đàng hoàng thì cách làm kinh tế cũng khác, hiệu quả hơn rất nhiều”.

Cần thiết có quỹ lương hưu cho nông dân

Nông dân Nguyễn Công Bắc ở phường Chiềng Sinh, TP Sơn La (Sơn La) chuyển đến buổi đối thoại câu hỏi về việc nông dân được tham gia đóng và hưởng lương hưu. Theo đó, từ năm 2018, Nhà nước hỗ trợ cho nông dân có mức sống trung bình, cận nghèo và hộ nghèo từ 10% đến 30% mức đóng. Tuy nhiên, theo ông Bắc: “Nếu tôi tham gia ở mức tối thiểu thì mức hưởng lương hưu sẽ dưới mức chuẩn nghèo, chỉ vài trăm nghìn đồng/tháng. Rất vô lý”.

Trả lời về vấn đề này, ông Đào Ngọc Dung cho hay: "Nguyện vọng của bà con là muốn được tăng hỗ trợ phí tham gia bảo hiểm, trong thực tiễn chúng ta đã có chính sách khuyến khích bà con tham gia BHXH, nhằm nâng mức tham gia đối với hộ nghèo là 30%. Chủ trương của Bộ LĐTBXH là mở rộng, tiến tới bao phủ toàn dân BHXH, tuy nhiên muốn thực hiện điều này, chúng ta cũng phải làm tốt bảo hiểm đa tầng.

Đó là những người có lương hưu; những người BHXH bắt buộc, có hưởng lương; những người thuộc diện khuyến khích, chủ yếu là ND, lao động phi chính thức. Ở tầng thứ 3, chúng tôi thấy hoàn toàn có thể hỗ trợ được theo hình thức hỗ trợ cho BHYT. Theo đó, hộ nghèo, cận nghèo Nhà nước hỗ trợ 1 phần, đồng thời gia đình người ND cùng đóng góp tham gia. Làm tốt việc này chúng ta mới hoàn thành được chủ trương bảo hiểm toàn dân".

Nhấn mạnh sự cần thiết của BHXH dành cho nông dân, bà Mai nói: “Bản thân tôi khi còn là Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã từng đề xuất hỗ trợ cho nông dân mua bảo hiểm xã hội, để giảm thiểu tối đa rủi ro cho nông dân. Bởi không ai biết trước được rủi ro sẽ ập đến bất cứ lúc nào. Khi nông dân không còn lao động được nữa thì họ sẽ sống bằng gì? Khi đó lương hưu sẽ là khoản thu nhập để họ sống tốt khi về già”.

Bà Mai đề xuất: “Với nguồn lực tài chính hiện nay, Chính phủ nên dành 30% ngân sách quốc gia để lập quỹ BHXH cho nông dân. Tôi cũng kêu gọi bà con hãy tham gia BHXH, tham gia quỹ lương hưu để có cuộc sống an nhàn hơn khi về già. Điều này cũng chính là mong muốn của Chính phủ về cuộc sống bình đẳng cho tất cả mọi người”.

Theo Tố Loan (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 129

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 128


Hôm nayHôm nay : 40053

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1286101

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72968810