03:55 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bất chấp khuyến cáo gieo mạ sớm thời vụ, xứ Nghệ nguy cơ mất mùa

Thứ tư - 25/12/2019 08:00
Mặc dù giữa tháng 1/2020 mới đến lịch xuống giống vụ xuân, song từ đầu tháng 12/2019, nông dân nhiều địa phương ở Nghệ An như các huyện Hưng Nguyên, Diễn Châu, Nam Đàn đã gieo mạ sớm, bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp dẫn đến nguy cơ mất mùa.

Không chấp hành lịch thời vụ, cơ cấu giống

Những ngày này, gia đình ông Hoàng Phú (ở xóm Yên Phú, xã Hưng Thịnh, Hưng Nguyên) đã làm 12 sào ruộng lúa  vụ xuân 2020, trong đó có 7 sào thuộc vùng thấp trũng, cấy giống lúa dài ngày.

Chia sẻ với phóng viên Báo NTNN, ông Phú cho biết: “Tính ra mỗi sào lúa, nếu phủ nylon, kinh phí sẽ đội lên 40.000 đồng. Để tiết kiệm chi phí nên gia đình tôi không phủ nylon trên các luống mạ mà chỉ che chắn bên ngoài đề phòng chuột. Nhưng vừa rồi gieo mạ trúng vào đợt rét nên bây giờ mạ xấu lắm, cây còi cọc”.

Ông Nguyễn Thúc Nghi - Phó Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Hưng Thịnh cho biết: “Năm nay, toàn xã Hưng Thịnh có 40/210ha cơ cấu giống lúa dài ngày nên từ đầu tháng 12, bà con đã tiến hành gieo mạ. Do đặc thù của Hưng Thịnh là vùng điền sâu trũng, chiếm đến 20% diện tích sản xuất lúa nên chúng tôi khuyến cáo bà con sử dụng giống dài ngày, gieo cấy sớm để nếu gặp thời tiết bất lợi, cây lúa chết thì còn có thể thay thế bằng giống lúa ngắn ngày. Hiện đối với các giống lúa thuần, do khả năng chống chịu rét tốt nên bà con không phủ nylon”.

 bat chap khuyen cao gieo ma som thoi vu, xu nghe nguy co mat mua hinh anh 1

 Cùng một loại giống, những trà mạ phủ nylon phát triển tốt hơn so với những trà không được che phủ.
(ảnh: Mỹ Hà)

Không riêng gì xã Hưng Thịnh mà ở một số xã như: Hưng Phúc, Hưng Nhân, Hưng Khánh, Hưng Phú… mạ cũng đã lên xanh ở nhiều vùng đồng bằng và hầu hết không phủ nylon, cây mạ sinh trưởng kém, gặp rét nên nhiều chân mạ chết khô, nhiều đám mạ bị bệnh bạc lá chiếm đến 70%. Điều đáng nói, các loại giống mà người dân đưa vào sản xuất chủ yếu là giống lúa dài ngày, lúa thuần như IR 1820, X22, X33…

Đây là những giống không có trong cơ cấu giống của tỉnh do năng suất không cao, thời gian sinh trưởng dài (từ 165 - 180 ngày), làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất vụ hè thu và nguy cơ gặp lũ lụt rất cao.

Ông Hoàng Đức Ân - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hưng Nguyên cho biết: “Trong đề án sản xuất vụ xuân của huyện không có cơ cấu giống IR 1820, huyện cũng đã có công văn chỉ đạo các xã bám sát cơ cấu giống của tỉnh, gieo cấy đúng lịch thời vụ. Song, ở một số địa phương, bà con vẫn dựa vào kinh nghiệm, đưa các giống lúa dài ngày vào gieo cấy ở vùng thấp trũng; gieo mạ sớm và không phủ nylon”.

Ở Diễn Châu, hiện khoảng 1ha mạ cũng đã lên xanh, chủ yếu là giống IR1820, 5 số 17494.

Ông Lê Thế Hiếu - Trưởng phòng NNPTNT huyện Diễn Châu cho biết: “Một số xã có các xứ đồng nằm phía ngoài đê và vùng thấp trũng thực hiện mô hình cá - lúa đã gieo mạ từ đầu tháng 12. Đây là những giống dài ngày không nằm trong cơ cấu giống của huyện song do đặc thù sâu trũng, vùng sản xuất cá - lúa nên người dân gieo cấy sớm để chạy lụt hè thu. Năng suất các loại lúa này không cao nhưng an toàn trong mùa mưa bão; còn đối với diện tích cá - lúa thì lấy giá trị cá làm chính nên cây lúa không được ưu tiên”.

Theo thống kê từ Chi cục Trồng trọt và BVTV Nghệ An, hiện ở một số địa phương, nông dân tự phát đưa vào gieo cấy các giống lúa dài ngày, do đó đã gieo mạ sớm hơn lịch thời vụ 1 tháng, trong đó nhiều nhất là Hưng Nguyên với khoảng 1,2ha mạ và 30ha lúa đã gieo thẳng.

Hệ lụy trước mắt 

Vụ xuân năm 2020 được nhận định là vụ xuân ấm, lập xuân vào ngày 4/2/2020 (tức ngày 11/1/2020 âm lịch) và là năm nhuận hai tháng 4. Do đó, các trà mạ được bố trí gieo cấy để trỗ tập trung từ 25/4 - 5/5. Khung thời vụ bố trí 3 nhóm giống: 
- Nhóm 1 (các giống có thời gian sinh trưởng từ 140 - 145 ngày): Gieo mạ từ 8 - 13/1; cấy từ 28 - 31/1.
- Nhóm 2 (thời gian sinh trưởng từ 130 - 135 ngày): Gieo mạ từ 15 - 20/1; cấy từ 4 - 9/2.
- Nhóm 3 (thời gian sinh trưởng quanh 125 ngày): Gieo mạ từ 20 - 25/1; cấy từ 9 - 14/2. 
Ở vụ hè thu vùng chạy lụt, ra mạ sớm hơn từ 5 - 7 ngày, trong đó ưu tiên sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 120 - 130 ngày.

Theo đánh giá từ Sở NNPTNT tỉnh Nghệ An, vụ xuân năm 2019, tại nhiều địa phương người dân xuống đồng gieo cấy lúa trước thời vụ quy định từ 10 - 20 ngày trên diện tích 34.696 trong tổng số 92.403ha lúa cả vụ, chiếm 37,54%. Do gieo cấy quá sớm, lại gặp năm vụ xuân ấm nên lúa làm đòng và trổ bông sớm hơn năm bình thường từ 15 - 20 ngày. Lúa gặp lạnh vào giai đoạn trổ nên bị thoái hóa đầu bông, đen lép hạt, năng suất giảm từ 500 - 1.400kg/ha so với trà gieo cấy đúng lịch thời vụ, tương đương giảm thu nhập từ 3.000.000 - 8.400.000 đồng/ha.

Ngoài ra, việc đưa vào cơ cấu các giống lúa dài ngày dẫn đến việc thu hoạch muộn, ảnh hưởng đến sản xuất vụ hè thu, dễ gặp bão lụt gây thiệt hại. Đơn cử như vụ hè thu năm 2019, toàn tỉnh có 10.000ha lúa không kịp thu hoạch trước mưa lớn do bão số 4 gây ra, trong đó có 3.000ha lúa ngập sâu trong nước, thiệt hại nặng nề.

Sở NNPTNT nhận định, ngoài nguyên nhân khách quan từ thời tiết thì chủ yếu vẫn là do người dân không tuân thủ nghiêm túc lịch thời vụ, có những nơi do thu hoạch lúa xuân muộn nên đến cuối tháng 6 vẫn chưa khép kín diện tích. Gieo cấy muộn, thu hoạch muộn, không né được bão lũ nên phải chịu thất bát.

Ông Phan Duy Hải - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV khuyến cáo: “Việc gieo mạ sớm vi phạm lịch thời vụ của tỉnh, đưa giống dài ngày vào là không đúng cơ cấu giống. Điều này dẫn đến nguy cơ lúa trổ sẽ gặp rét nàng Bân, năng suất giảm, thậm chí mất mùa. Đặc biệt, gần đây, khi không còn chính sách hỗ trợ nên nhiều nơi nông dân chủ quan không áp dụng phủ nylon cho mạ, khiến nhiều diện tích bị chuột phá hoại, cây mạ bị lùn sọc đen, rầy lưng trắng… ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa và làm giảm năng suất...”.

Theo Mỹ Hà/danviet.vn
http://danviet.vn/nha-nong/bat-chap-khuyen-cao-gieo-ma-som-thoi-vu-xu-nghe-nguy-co-mat-mua-1044245.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 96

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 95


Hôm nayHôm nay : 5567

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5567

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73052538