12:19 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bẫy Pheromone phòng trừ sâu hại rau

Chủ nhật - 29/06/2014 23:04
Pheromone là chất dẫn dụ giới tính có tác dụng thu hút trưởng thành của sâu hại được sử dụng trong dự báo tình hình và phòng trừ một số đối tượng sâu hại.
Lợi ích lớn nhất của bẫy Pheromone là bảo vệ các loài thiên địch, môi trường và an toàn

Lợi ích lớn nhất của bẫy Pheromone là bảo vệ các loài thiên địch, môi trường và an toàn

Sử dụng bẫy Pheromone phòng trừ một số đối tượng sâu hại rau bước đầu có hiệu quả tốt và an toàn, thân thiện với môi trường.

LỢI ÍCH LỚN

Theo Chi cục BVTV Hà Nội, đơn vị đầu mối được Sở NN-PTNT giao quản lý, giám sát, phát triển lĩnh vực RAT của thành phố, việc sử dụng bẫy Pheromone ưu điểm lớn nhất là không gây độc hại đối với con người, bảo vệ thiên địch có ích và môi trường sinh thái, song vẫn khống chế tốt quần thể sâu phát sinh, phát triển trên đồng ruộng, giúp giảm số lần sử dụng thuốc BVTV trong vụ mà vẫn đảm bảo hiệu quả phòng trừ.

Có rất nhiều loại cây trồng có thể áp dụng bẫy Pheromone để phòng trừ sâu hại như su hào, cải bắp, lơ xanh, cải xanh, cải ngọt, đậu cove, đậu trạch, hành hoa, cà chua... trên các đối tượng sâu hại là sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh da láng hại hành, sâu đục quả cà chua.

Hiện nay trên thị trường, vật liệu làm bẫy Pheromone đều có sẵn, bao gồm: Mồi pheromone (được cung cấp bởi Viện BVTV), bát nhựa, hộp nhựa, giá treo bẫy, dây thép, xà phòng. Cách làm bẫy Pheromone cụ thể như sau:

+ Bẫy sâu tơ: Làm bằng bát nhựa có đường kính 18 - 22 cm, dùng dây thép tạo thành quang treo bẫy. Mồi Pheromone có hình quả chuông được treo phía trên miệng bát nhựa, theo chiều úp xuống dưới, vị trí mồi cách mặt nước xà phòng từ 3 - 4 cm.

+ Bẫy sâu khoang, sâu xanh đục quả cà chua và sâu xanh da láng: Làm bằng hộp nhựa tròn có thể tích 2 lít, đường kính 10 - 12 cm, cao 18 - 20 cm, trên thành hộp đục 4 - 5 lỗ tròn có đường kính 2,5 - 3 cm (ở vị trí cách nắp hộp 1/3 và cách đáy hộp 2/3 chiều cao của hộp).

Mồi Pheromone có hình quả chuông được treo vào trong bẫy theo chiều úp miệng xuống dưới bằng dây thép nhỏ (chú ý vị trí mồi phải ngang bằng với các lỗ tròn trên hộp bẫy để mồi pheromone lan toả được ra ngoài).

Lưu ý, giá treo bẫy có thể làm bằng gỗ hoặc tre, đóng hình chữ L, chiều cao 100 cm, chiều dài thanh ngang từ 25 - 30 cm để buộc bẫy. Một số loại rau leo giàn (đậu leo, cà chua) có thể treo bẫy ngay trên dèo cắm có sẵn.

Qua kết quả thử nghiệm, Chi cục BVTV Hà Nội đánh giá, việc sử dụng bẫy Pheromone giúp giảm số lần phun thuốc BVTV từ 2 - 3 lần so với ruộng nông dân không sử dụng mà vẫn đảm bảo việc phòng trừ các đối tượng sâu hại (sâu tơ, sâu khoang, sâu đục quả cà chua, sâu xanh da láng hại hành).
Đặc biệt, lợi ích lớn nhất của bẫy Pheromone là bảo vệ các loài thiên địch, bảo vệ môi trường và quan trọng là sản phẩm SX ra đảm bảo an toàn, được nông dân đánh giá cao.

Sử dụng xà phòng bột hoà vào nước với nồng độ 0,1% sau đó đổ vào bát nhựa, hộp nhựa, mục đích để trưởng thành sâu rơi xuống dính nước xà phòng và chết (chú ý giữ mực nước xà phòng 1/3 chiều sâu của bát nhựa và 1/4 hộp nhựa).

CÁCH THỨC ĐẶT BẪY

Về cách thức đặt bẫy, với bẫy sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh da láng: Treo bẫy vào thanh ngang, sao cho bẫy cao hơn bề mặt cây rau từ 5 - 10 cm (chú ý không để bát, hộp bẫy bị nghiêng). Tiến hành đặt bẫy từ đầu vụ (sau khi trồng cây con từ 5 - 7 ngày) để thu hút trưởng thành vào bẫy sau khi vũ hóa.

Đối với bẫy sâu xanh đục quả cà chua, sâu khoang trên đậu leo treo bẫy lên giàn, sao cho bẫy nằm ở vị trí 2/3 phía trên tán cây cà chua, cây đậu (chú ý bẫy nên nhô ra mép luống để thoáng gió, giúp mồi Pheromone có thể lan toả tốt trên ruộng). Thời điểm đặt bẫy thực hiện từ khi cây cà chua bắt đầu ra hoa và duy trì trong cả vụ để phòng trừ sâu xanh đục quả cà chua.

Nên thường xuyên kiểm tra kết hợp vớt bỏ trưởng thành vào bẫy 2 ngày/lần. Bổ sung nước xà phòng vào bẫy khi kiểm tra thấy trong bát, hộp bẫy cạn nước xà phòng. Tuyệt đối không được để bát và hộp bẫy bị khô nước. Khi bổ sung nước kết hợp vệ sinh làm sạch bát, hộp bẫy khi bị bẩn do đất hay do trưởng thành phân hủy.

Tiến hành thay mồi định kỳ 15 - 20 ngày/lần và mồi Pheromone phải được bảo quản lạnh trước khi mang ra sử dụng để đảm bảo hiệu lực của mồi không bị giảm. Khi đặt bẫy Pheromone nên triển khai đồng loạt trên khu đồng, đặt đúng thời điểm, liên tục và đảm bảo số lượng bẫy mới cho hiệu quả cao.

Lưu ý, cơ chế tác dụng của pheromone là phát tán theo không khí, vì vậy để đặt bẫy pheromone có hiệu quả thì phải đặt đồng loạt trên cả khu đồng rau và có sự tham gia của cộng đồng, không đặt đơn lẻ ở từng ruộng.

Hoàng Oanh
Nguồn nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 204

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 202


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1006481

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72689190