05:43 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bệnh loét cây cam, quýt

Thứ năm - 31/08/2017 22:03
Cam, quýt là các cây trồng nông nghiệp cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sâu bệnh hại là một trong những yếu tố gây cản trở sản xuất và làm tăng chi phí giá thành. Một trong những bệnh hại nguy hiểm trên cam, quýt là bệnh loét.

Triệu chứng bệnh: Khi bị bệnh, triệu chứng thường thấy nhất là các vết loét trên trái, lá, cành non. Vết bệnh mới hình tròn vàng, có thể chảy gôm, sau đó vết bệnh biến thành nâu đậm và loét ướt, sau cùng trở thành màu nâu đen. Trên trái, vết loét ăn sâu vào trong vỏ quả. Xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Nhiều vết bệnh có thể liên kết nhau tạo thành các mảng lở loét trên lá và trái.

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển: Bệnh loét cam, quýt là do vi khuẩn Xanthomonas sp gây ra.

Trong điều kiện trồng mật độ cao, bón phân thừa đạm, cây quá xanh tốt, cành lá sum xuê, kết hợp vườn bị rợp bóng cây khác, hệ thống tiêu nước kém, vườn ẩm thấp… thì bệnh thường nặng. Bệnh cũng thường phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn, nóng và ẩm, cây trong giai đoạn ra lá hoa quả non.

Những biện pháp phòng trừ có hiệu quả cao:

-Nguyên tắc là áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp có thể áp dụng được.

-Trồng cây với mật độ thích hợp tùy giống (ví dụ cam giấy thì mật độ cần thưa hơn cam sành).

-Làm luống theo hướng Đông Tây để các cây có thể nhận được ánh nắng suốt ngày.

-Tỉa những cành sâu bệnh trước mùa mưa để vườn được thông thoáng và để tránh xây xát khi có mưa gió lớn, dễ tạo vết thương cho vi khuẩn thâm nhập.

-Sử dụng CALCIUM NITRATE để đảm bảo cung cấp đầy đủ canxi cho cây, giúp tăng sức chống chịu, chống xốp trái và nứt trái.

-Bón phân cân đối đầy đủ, không được dư đạm.

-Sử dụng phân POLY FEED để cung cấp vi lượng cần thiết để tăng sức chống chịu.

-Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện cây bị bệnh nhằm cứu chữa kịp thời.

-Khi phát hiện vườn cây chớm bị bệnh, thì nên phòng trừ bằng một trong các loại thuốc sau: SAIPAN 2SL, hoặc ALPINE 80WG; hoặc vào thời kỳ ra lá non, chồi non, quả non, thời kỳ có mưa gió lớn thì nên chủ động phòng ngừa bệnh sẽ giúp làm giảm thiệt hại và giảm chi phí phòng trừ.

Theo: TS NGUYỄN MINH TUYÊN/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 294

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 292


Hôm nayHôm nay : 28424

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 840797

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64826741