12:28 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis)

Thứ tư - 17/05/2017 02:30
Hiện nay, thời tiết bắt đầu nắng, nóng, là cơ hội phát sinh bệnh tụ huyết trùng trên vật nuôi, vì vậy rất cần có thêm những hiểu biết để phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời.

 

1. Nguyên nhân, sức đề kháng của vi khuẩn

Do vi khuẩn Pasteurella gây ra, vi khuẩn có nhiều chủng. 

Vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, ánh sáng và chất sát trùng.

2. Điều kiện lây lan bệnh

Loài mắc bệnh: trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan…

Ở lợn, bệnh có thể ghép với suyễn, đóng dấu lợn, phó thương hàn và dịch tả lợn. Ở gia cầm, bệnh thường ghép với E.coli, salmonella, dịch tả...

Điều kiện phát bệnh: Bệnh tụ huyết trùng thường phát ra khi thời tiết nóng ẩm, đặc biệt mùa mưa (mưa nắng thất thường) hoặc thay đổi điều kiện sống (rất điển hình ở trâu, bò chuyển vùng, người chăn nuôi thường gọi là bệnh ngã nước).

Đường lây truyền chính: Vi khuẩn tụ huyết trùng có trong cơ thể vật nuôi khoẻ mạnh, thường tập trung ở đường hô hấp. Khi có yếu tố bất lợi như thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển đàn, dinh dưỡng kém... thì vi khuẩn sẽ tăng số lượng và độc lực, phát triển thành bệnh.

Bệnh lây từ vật nuôi bệnh sang vật nuôi khoẻ (do tiếp xúc), do nước uống, thức ăn, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh. Bệnh cũng có thể phát tán do buôn bán, giết mổ vật nuôi bệnh và các vật trung gian truyền bệnh như chuột, côn trùng…

3. Triệu chứng lâm sàng

Thông thường vật nuôi mắc bệnh ở 3 thể:

- Thể ác tính: Con vật chết rất nhanh, không biểu hiện rõ triệu chứng; đôi khi vật nuôi sốt cao.

- Thể cấp tính: Phổ biến nhất, vật nuôi chết nhanh (thời gian nung bệnh từ 1-3 ngày), xác tím đen; sốt cao, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh ở gia cầm, ở lợn, bò, trâu thường thè lưỡi ra, thở khó.

Có hiện tượng tiêu chảy, phân có máu tươi và niêm mạc ruột. Thở khó, chảy nước mũi, nước miếng. Vi trùng vào máu gây nhiễm trùng huyết làm cho vật nuôi chết nhanh.

Ở nước ta, gia súc, gia cầm bị bệnh có thể chết đến 90 - 100 %.


- Thể á cấp tính:

Gia súc thường rối loạn tiêu hoá: lúc táo bón, lúc tiêu chảy; viêm khớp nên con vật đi lại khó khăn.

Ở gia cầm: tích sưng, viêm khớp, bại liệt. Tỷ lệ đẻ trứng giảm, tỷ lệ chết tăng. 
 
Gà mắc bệnh tụ huyết trùng

4. Bệnh tích

Bệnh cấp tính có đặc điểm chung là xoang bao tim tích nước; tụ huyết, xuất huyết ở phủ tạng và thịt tím sẫm.

Phổi tụ huyết, xuất huyết, viêm;

Gan sưng, tụ huyết, xuất huyết; ruột sưng đôi khi có máu.

Gia súc: Hệ thống hạch lâm ba sưng to, thuỷ thũng và xuất huyết, rõ nhất là hạch lâm ba sau hầu, vai và trước đùi.

Phủ tạng gia súc bệnh: tụ huyết, xuất huyết
Phổi tu huyết, bao tim tích nước

Gia cầm đẻ, buồng trứng vỡ nát. Có thể thấy dịch phẩm xuất nhầy như "pho mát" ở gan, tim. Đặc biệt trên mặt gan có những hoạt tử trắng lấm tấm như đầu đinh ghim.

 

Gan gà mắc bệnh tụ huyết trùng, sưng, tụ huyết, xuất huyết

5. Chẩn đoán

- Dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích điển hình của vật nuôi mắc bệnh.

- Xét nghiệm vi trùng học và làm phản ứng huyết thanh học.

6. Điều trị và phòng bệnh

6.1. Điều trị

Sớm phát hiện bệnh, cách ly con ốm, dùng một trong các loại thuốc sau đây để điều trị bệnh: Ampikana, Gentatylo, Oxytetracylin, Genta-costrim, Gentamicin - Doxycyclin, Lincospecto.

Liều lượng, cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Bổ sung các vitamin, men tiêu hóa, thuốc trợ sức, trợ lực để vật nuôi nhanh hồi phục.

Vệ sinh, khử trùng toàn bộ chuồng nuôi, các dụng cụ chăn nuôi và môi trường xung quanh.

6.2. Phòng bệnh

- Tiêm vắc-xin tụ huyết trùng, liều lượng và cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Thông thường, ở gia cầm, tiêm lần đầu tiên khi gia cầm 35-45 ngày tuổi; ở lợn là 30 - 45 ngày tuổi, ở trâu, bò là 6 tháng tuổi. Cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

Chú ý trước và sau khi tiêm vắc-xin, cần bổ sung vitamin 3-5 ngày để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi, hạn chế ảnh hưởng của vắc-xin và giúp vật nuôi đáp ứng miễn dịch tốt hơn.

- Thường xuyên vệ sinh, khử trùng khu vực chăn nuôi, bãi chăn thả;

- Tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đặc biệt trong mùa mưa và khi có yếu tố bất lợi cho vật nuôi.

Theo Nguyễn Liên Hương/khuyennongvn.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 271

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 267


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 264891

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73311862