21:08 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bí quyết chăm cúc đẹp, nhiều bông

Thứ năm - 29/05/2014 20:18
Hoa cúc có thể trồng quanh năm trên đất cát có nhiều mùn, đất pha sét, đất đỏ bazan hoặc đất thịt nhẹ nhưng tất cả đều phải tơi xốp và thoát nước tốt, độ pH từ 6 – 6,5. Đất phải có dinh dưỡng thỏa mãn nhu cầu phát triển của cây, do đó cần phải áp dụng phân bón cân đối.
Trong đó, đạm (N) có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển. Cúc cần đạm vào thời kỳ chuẩn bị phân cành và phân hoá mầm hoa.

Phân lân lại có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp, chóng ra hoa, giúp cây hút đạm nhiều và tăng khả năng chống rét cho cây. Còn kali (K) giúp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Thiếu K màu sắc hoa không tươi thắm, mau tàn. Cúc cần lân và kali vào thời kỳ phân hoá mầm hoa. 

Trong quá trình canh tác có thể bổ sung thêm một số loại phân bón qua lá nhằm giúp cúc sinh trưởng tốt.
Trong quá trình canh tác có thể bổ sung thêm một số loại phân bón qua lá nhằm giúp cúc sinh trưởng tốt.
Liều lượng phân bón cho hoa cúc trong 1 vụ/1.000m2 như sau: Phân hữu cơ: 200 – 300kg (có thể sử dụng phân trùn quế hoặc phân chuồng hoai mục 10 – 12m3), magiê sulphate: 5kg, vôi: 70 - 100kg (tùy theo độ pH của đất), phân hóa học (theo lượng nguyên chất): 25kg N – 16kg P2O5 – 20kg K2O. Có thể sử dụng phân đơn (urê, supper lân, kali) hoặc phân hỗn hợp (các loại NPK, DAP…) quy đổi theo liều lượng tương ứng.

Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, magie sulphat và ½ P2O5. Lưu ý: Không bón vôi chung với các loại phân bón như trên.

Bón thúc lần 1 sau trồng từ 10 – 15 ngày: 8kg N – 2kg P2O5– 2kg K20. Bón thúc lần 2 sau trồng từ 30 – 35 ngày: 8kg N – 2kg P2O5 – 4kg K20. Bón thúc lần 3 sau trồng từ 50 – 55 ngày: 5kg N – 2kg P2O5 – 7kg K20 và lần 4 sau trồng từ 70 – 75 ngày: 4kg N – 2kg P2O5 – 7kg K20. 

Lưu ý: 

Không bón phân lúc sáng sớm vì cây còn ướt dễ gây cháy lá và không bón vào buổi trưa nắng. Nên bón vào lúc 7 – 9 giờ sáng, những ngày đầy đủ ánh sáng. Sau khi bón cần tưới nước đẫm để cây có thể hấp thu phân bón. Không để phân rơi trên lá, trên ngọn vì phân sẽ làm cây bị cháy lá, ngọn. Có thể bón bổ sung một số phân vi lượng: MgSO4 10kg; FeSO4, ZnSO4, MnSO4 (từ 1 – 2kg mỗi loại); CuSO4: 0,5 - 1kg; Na2MoO4: 0,5- 1gr cho 1.000m2. 
 
Thạch sĩ Phan Hữu Hùng
Nguồn: danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 204

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 203


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1126689

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72809398