08:31 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bí quyết nuôi 2 cặp nhím rừng tới cơ nghiệp thu tỷ đồng/2 năm

Thứ ba - 31/10/2017 00:13
Với sự kiên trì và đầu tư theo hướng lâu dài, từ 2 cặp nhím rừng may mắn mua được ban đầu, ông Võ Văn Đức (xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã gây dựng được một đàn nhím với số lượng hơn 100 con.

bi quyet nuoi 2 cap nhim rung toi co nghiep thu ty dong/2 nam hinh anh 1

Ông Đức thu nhập cả tỷ đồng từ tiền bán nhím giống và nhím thịt

Cho đến thời điểm hiện tại, ông Đức được biết đến là người nuôi nhím thành công nhất của tỉnh Khánh Hòa. Sau nhiều năm, trại nhím của ông đã cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh một số lượng nhím giống và nhím thịt đáng kể. “Đến nay tôi nuôi nhím cũng được 12 năm rồi. Có thời điểm trong vòng 2 năm, tôi bán được gần 1 tỷ đồng tiền nhím. Căn nhà và miếng đất mà tôi đang ở đây cũng từ nuôi nhím mà có”, ông Đức chia sẻ.

Ông Đức bắt đầu biết đến con nhím từ năm 2002 trong một lần về quê và thưởng thức được món thịt nhím rừng thơm ngon ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị). Nhận thấy đây là món ăn được thực khách ưa chuộng nên ông hỏi dò để mua giống về nuôi nhưng tại thời điểm đó chưa có. Trở về Khánh Hòa, ông tìm hiểu thì biết được ở huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) có một trang trại nuôi nhím lớn nên tích cóp tiền bạc vào đây để mua giống.

“Lúc đó trại nhím của họ đã được bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo hợp đồng nên họ hẹn tôi là 3 năm sau mới có thể bán được. Không mua được nhưng tôi vẫn nán ở lại tìm hiểu xem cách nuôi của họ như thế nào để lỡ mua được thì không phải bỡ ngỡ. Sau khi trở về, 3 năm sau tôi liên lạc với người cháu mình ở quê Quảng Trị thì may mắn mua được một cặp nhím rừng được người dân trong vùng bẫy về”, ông Đức kể lại.

Năm 2005, cặp nhím rừng này được người cháu chuyển vào cho ông Đức nuôi. Là loại động vật hoang dã nên phải mất một thời gian dài, ông Đức mới có thể thuần hóa để chúng làm quen với người. Mỗi ngày, cứ vài tiếng đồng hồ ông lại ra chuồng nhím để cho ăn và theo dõi sức khỏe của nhím. Thấy ông Đức nuôi nhím mất nhiều thời gian lại chưa biết hiệu quả như thế nào nên lúc đầu, tất cả người thân trong gia đình đều một mực phản đối. Tuy vậy, niềm đam mê và sự quyết tâm đã không làm cho ông Đức từ bỏ.

“2 năm sau đó, 2 con nhím của tôi sinh được 2 con nhím con. Thấy thế tôi mừng vô cùng. 2 con nhím con này đều là nhím cái nên tôi mới dò hỏi khắp nơi và mua thêm được 2 con nhím đực về ghép đôi. Nhân giống dần dần, đến khoảng 5 năm sau, trại nhím của tôi đã có được gần 40 cặp bố mẹ cho sinh sản đều đặn mỗi năm 2 lứa/cặp”, ông Đức nói.

 bi quyet nuoi 2 cap nhim rung toi co nghiep thu ty dong/2 nam hinh anh 2

Thời cao điểm, mỗi cặp nhím giống ông Đức bán với giá từ 15 - 20 triệu đồng

Theo lời ông Đức thì với nhím giống, mỗi cặp nhím giống 2,5 tháng tuổi bán theo giá thị trường từ 15 - 20 triệu đồng, nhím thương phẩm khoảng 300.000 đồng/kg. Những năm bán với số lượng nhiều, ông thu lãi gần nửa tỷ đồng, năm ít thì 200 - 300 triệu.

Cũng thời điểm đó, phong trào nuôi nhím ở khắp nơi đang phát triển rất mạnh. Rất nhiều người ở khắp nơi tìm đến nhà ông hỏi mua nhím giống và nhím thịt nên số lượng bao nhiêu cũng bán hết.

12 năm nuôi nhím, ông Đức cho biết nhím là động vật vô cùng dễ nuôi vì chúng ăn được rất nhiều loại thức ăn như rau, củ, quả, xương động vật thậm chí có thể tận dụng được nguồn thức ăn thừa trong gia đình như thịt, cá, cơm... Do đó, chi phí để nuôi một đàn nhím với số lượng vài chục con không đáng là bao. Hiện tại ông đang nuôi hơn 20 cặp nhím lớn nhỏ nhưng chi phí thức ăn mỗi ngày chỉ từ 15 – 20 ngàn đồng.

“Bình thường thì tôi cho nhím ăn mỗi ngày 2 lần. Buổi sáng thì ra chợ mua khoảng 5 ngàn lá su su già, bị loại bỏ là đủ cho cả đàn nhím ăn. Đến chiều tối thì cho ăn thêm khoảng 2 - 3kg ngô hạt đã ngâm nước nữa là được. Còn các thức ăn thừa trong nhà thì cho ăn bổ sung thêm, có cũng được mà không có cũng không sao. Ngoài ra, để cho nhím có đủ canxi, hạn chế cắn và ăn lông nhau thì mua thêm xương động vật cho nó gặm cũng vừa là để cho răng chúng khỏi dài ra”, ông Đức chia sẻ.

 bi quyet nuoi 2 cap nhim rung toi co nghiep thu ty dong/2 nam hinh anh 3

Nhím là loại vật rất dễ chăm sóc, ít chi phí thức ăn lại khó mắc bệnh

Một đặc điểm nữa mà ông Đức nhận thấy trong thời gian nuôi nhím là từ trước tới giờ, đàn nhím của ông không hề mắc bệnh gì nên không tốn chi phí thuốc thang điều trị. Mặc dù vậy, để nuôi được nhím thành công thì người nuôi phải kiên trì. Bởi khâu chăm sóc tuy đơn giản nhưng trong giai đoạn sinh sản phải hết sức cẩn trọng, hạn chế di chuyển chuồng trại vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của nhím. Nếu chú ý được vấn đề này cộng với việc chăm sóc đảm bảo thì khoảng 2 năm nhím sẽ đẻ lứa đầu tiên.

Theo Lê Khánh (NNVN)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 154

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 150


Hôm nayHôm nay : 28799

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 256388

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73303359