04:23 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Biển đã hồi sinh: Chuẩn bị tốt nhất cho vụ cá Nam

Thứ năm - 09/03/2017 20:49
Có thể thấy biển đang hồi sinh. Người dân cũng đã tin dùng thủy sản trở lại. Ngư dân phấn khởi với “lộc biển” đầu năm và đang hăng hái chuẩn bị cho những chuyến ra khơi đầy hứa hẹn. Hy vọng, vụ cá Nam năm nay, ngư dân trong tỉnh sẽ thu về những khoang thuyền đầy ắp tôm cá, sản lượng khai thác, đánh bắt thủy sản sẽ tăng cao.

bien da hoi sinh: chuan bi tot nhat cho vu ca nam hinh anh 1

Ngư dân thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Linh được mùa cá lẹp, cá cơm

Theo thống kê mới nhất, toàn huyện Gio Linh hiện có 886 tàu thuyền. tổng công suất 56.547CV; trong đó, tàu đánh bắt xa bờ là 163 chiếc, còn lại là trung và gần bờ. Với đặc thù là một huyện có thế mạnh về kinh tế biển nên thời gian qua, chính quyền và người dân nơi đây luôn tích cực, chủ động vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tiếp tục bám biển, vươn khơi.

Đáng chú ý, huyện Gio Linh hiện có 19 tàu được đóng mới, đây là một trong những địa phương có số tàu được đóng mới theo Nghị định 67 nhiều nhất tỉnh. Sản lượng đánh bắt, khai thác thủy sản 2 tháng đầu năm 2017 đạt 1.650 tấn, chủ yếu tập trung ở xã Trung Giang và Gio Hải.

Ông Trương Chí Trung, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh cho biết: “Mặc dù năm qua, địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự cố ô nhiễm môi trường biển nhưng bằng quyết tâm, chính quyền các cấp và người dân Gio Linh luôn chủ động ứng phó, tìm tòi hướng đi mới để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống.

Thời gian qua, huyện phát triển nghề khai thác thủy hải sản trên biển bằng cách tập trung nâng cấp tàu thuyền, chuyển đổi các nghề khai thác gần bờ sang trung và xa bờ. Để chuẩn bị tốt cho vụ cá Nam năm nay, chúng tôi đã triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ, tạo mọi điều kiện giúp ngư dân yên tâm bám biển vươn khơi”.

Để tìm hiểu công tác chuẩn bị cho vụ cá Nam năm nay tại huyện Triệu Phong, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng ông Trương Quang Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện. Ông Hùng cho biết: Toàn huyện hiện có 532 tàu thuyền với tổng công suất 9.331 CV; trong đó, tàu xa bờ trên 90 CV có 18 chiếc, tàu dưới 90 CV có 407 chiếc và thuyền thúng, thuyền chèo là 107 chiếc. Sản lượng đánh bắt, khai thác thủy sản từ đầu năm đến nay đạt 12,5 tấn, tập trung ở các xã Triệu Lăng và Triệu Vân. Ngay từ những ngày đầu năm, ngư dân ở các xã Triệu Lăng, Triệu Vân rất phấn khởi vì được mùa ghẹ xanh và cá khoai. Đây là hai loại hải sản có giá trị kinh tế cao.

Người dân vùng biển tin rằng chuyến biển đầu năm mà trúng lớn thì cả năm làm ăn sẽ thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang. Vì thế, ngay từ đầu vụ cá Nam năm nay, ngư dân vùng biển Triệu Phong đã chủ động tu sửa, nâng cấp tàu thuyền, mua mới ngư lưới cụ để chuẩn bị tốt nhất cho vụ khai thác cá Nam đạt hiệu quả.

Rời Triệu Phong, chúng tôi tìm về cảng cá Cửa Tùng (Vĩnh Linh), nơi hàng trăm tàu thuyền lớn nhỏ đang tấp nập cập bờ để xuất, nhập cá lẹp, cá cơm cho thương lái. Quang cảnh nhộn nhịp, trên bến dưới thuyền báo hiệu một vụ mùa cá Nam thắng lợi. Ngư dân Nguyễn Văn Xướng ở khu phố An Đức 2, thị trấn Cửa Tùng chia sẻ, cuối năm 2016 vừa qua, gia đình ông được đền bù hơn 100 triệu đồng do thiệt hại bởi sự cố môi trường biển. Với số tiền này, ông tu sửa lại chiếc tàu 90CV và sắm thêm 2 vàng lưới mới.

Ngày mùng 2 Tết Nguyên đán, ông cùng 2 người con trai dong thuyền ra khơi đánh bắt cá lẹp. Sau một đêm lênh đênh trên biển, tàu của ông Xướng trở về với 1 tấn cá lẹp. “Một tấn cá bắt được, tôi bán cho thương lái 8 tạ với giá gần 10.000 đồng/kg, 2 tạ còn lại chia cho người thân đem ra chợ bán với giá 20.000 đồng/kg. Chuyến “lấy hên” đầu năm trúng lớn nên tôi cùng các bạn thuyền rất phấn khởi và tin tưởng rằng vụ cá Nam năm nay sẽ thuận lợi”, ông Xướng phấn khởi nói.

 Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Tùng cho hay, thị trấn có tổng số tàu thuyền là 524 chiếc với tổng công suất máy 6.570 CV. Năm ngoái, mặc dù bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển, các nghề lưới đáy không hoạt động được nhưng tổng sản lượng đánh bắt, khai thác thủy sản vẫn tăng cao nhờ vào nghề câu cá nục, cá xanh mà ngư dân gọi là “tra cơn”. Đầu năm nay, có khoảng 15-20 chiếc tàu hành nghề đèn pha đánh bắt cá cơm và cá lẹp đạt sản lượng cao (hơn 20 tấn).

Tuy nhiên, công tác chuẩn bị cho vụ cá Nam năm nay còn gặp một số khó khăn. Vì ngư dân Cửa Tùng chủ yếu là hành nghề đánh bắt gần bờ và khai thác ở tầng đáy, trong điều kiện cá tầng đáy chưa ăn được nên ngư dân nơi đây rất lo lắng, lúng túng. “Những năm trước, cứ đến vụ cá Nam là nghề lưới rê đáy, lưới ghẹ hoạt động rất mạnh, cho sản lượng cao nhưng năm nay thì vẫn chưa hoạt động.

 Bên cạnh đó, trong vụ cá Bắc, địa phương có nghề khai thác mực nang cũng tương đối mạnh. Nếu như những năm trước, nghề đánh bắt mực nang trong thời gian này đang cao điểm thì năm nay cũng giảm đáng kể. Sắp tới, chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện, hỗ trợ và vận động người dân cải hoán, nâng cấp và đóng mới tàu thuyền để chuyển từ khai thác, đánh bắt gần bờ ra xa bờ, đa dạng hóa ngành nghề khai thác để hạn chế ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển cũng như đảm bảo và tăng sản lượng, chất lượng thủy sản”, ông Phú cho biết thêm.

Có thể thấy biển đang hồi sinh. Người dân cũng đã tin dùng thủy sản trở lại. Ngư dân phấn khởi với “lộc biển” đầu năm và đang hăng hái chuẩn bị cho những chuyến ra khơi đầy hứa hẹn.

 Hy vọng, vụ cá Nam năm nay, ngư dân trong tỉnh sẽ thu về những khoang thuyền đầy ắp tôm cá, sản lượng khai thác, đánh bắt thủy sản sẽ tăng cao.

Tính đến đầu năm 2017, toàn tỉnh có 2.304 tàu thuyền các loại với tổng công suất 106.299 CV; trong đó, tàu có công suất máy dưới 20 CV là 1.780 chiếc, từ 20 CV - dưới 90 CV là 316 chiếc và tàu đánh bắt xa bờ trên 90 CV có 208 chiếc. Trong năm qua, Quảng Trị có thêm 16 con tàu vỏ thép và 7 tàu vỏ gỗ được đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ. Những ngày đầu xuân Đinh Dậu, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản nên nhiều ngư dân đã dong thuyền ra khơi từ sớm và trúng lớn “lộc biển”. Mặc dù chưa chính thức vào vụ cá Nam nhưng ngư dân trên địa bàn tỉnh đang rất phấn khởi, háo hức chuẩn bị tốt cho những chuyến ra khơi.

Theo Trần Tuyền (Báo Quảng Trị)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 163


Hôm nayHôm nay : 24155

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1267759

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72950468