10:42 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Biến đồng hoang thành trang trại kiểu mới

Thứ ba - 09/08/2016 19:58
Sau nhiều năm “đánh vật” với khu đầm hoang, anh Nguyễn Văn Sinh, sinh năm 1979, ở thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã gây dựng nên trang trại chăn nuôi tổng hợp kiểu mới mỗi năm cho thu lãi hơn 500 triệu đồng.

Gian nan không nản chí

Trang trại của anh Sinh nằm bên bờ sông Thanh Ba, Nhìn những hồ cá được quy hoạch ngay ngắn, ít người biết  trước đây nó là một vùng đầm hoang nhiễm phèn chua.

 bien dong hoang thanh trang trai kieu moi hinh anh 1

Ngoài nuôi cá, lợn, Sinh còn nuôi gà vịt với số lượng gần 10.000 con mỗi năm.
Ảnh: Phan Phương

Làm trang trại mà không nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh thì chẳng khác nào lấy tiền trong túi mà đổ xuống sông,  xuống biển...” .

Anh Nguyễn Văn Sinh

 

 

Năm 2008, phong trào xuất khẩu lao động ở địa phương phát triển rầm rộ. Bạn bè cùng trang lứa với Sinh lần lượt xuất cảnh. Riêng Sinh làm đơn xin đấu thầu vùng đầm hoang Đồng Rào để làm trang trại.

Anh thổ lộ: “Vùng đất đó tuy nhiễm phèn nhưng luôn đầy nước, có thể cải tạo được để nuôi cá và chăn nuôi. Đặc biệt, khu đầm nằm cách xa khu dân cư nên rất tốt cho việc phòng trừ dịch bệnh và vệ sinh môi trường”.

Sinh kể, khi làm trang trại, anh chỉ có 2 bàn tay trắng. Vay mượn được đến đâu anh cho đào ao và xây chuồng trại đến đó. Lứa cá đầu tiên Sinh nuôi chết sạch, rồi đàn lợn cũng chết hết sau 1 đêm. “Làm trang trại mà không nắm vững kỹ thuật chăn nuôi chẳng khác nào lấy tiền trong túi mà đổ xuống sông,  xuống biển…”- Sinh rút ra kinh nghiệm.

Để tiếp tục làm trang trại,  Sinh quyết định đi học lớp kỹ thuật nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thú y… Sau khi “tầm sư học đạo”, anh Sinh quyết định vay vốn ngân hàng đầu tư lớn. Thế nhưng, số phận vẫn chưa thể mỉm cười với anh khi cơn lũ lớn năm 2010 và cơn bão số 10 năm 2013 liên tiếp tàn phá trang trại, cuốn bay tất cả những gì anh đã gây dựng trong nhiều năm liền.

Tưởng rằng Sinh không còn ngóc đầu dậy được nữa khi số nợ ngân hàng ngày một tăng cao. Thế nhưng, năm 2014, được sự giúp đỡ, bảo lãnh của các cấp Hội ND và chính quyền địa phương, Sinh tiếp tục được vay vốn đầu tư tái sản xuất. Cứ như vậy, hệ thống ao cá và chuồng trại của sinh ngày càng được tăng lên, cải tiến hiện đại theo công nghệ nâng cao năng suất lao động, đồng thời đảm bảo tốt vệ sinh môi trường…

Giúp nhiều hộ thoát nghèo

Với ý chí bền bỉ vượt khó, hiện Sinh đã có cơ ngơi tiền tỷ mà nhiều người mơ ước. Ngoài hệ thống ao cá được quy hoạch khoa học với hơn 40.000m2 mặt nước, thả nuôi nhiều loại cá nước ngọt có giá trị cao như cá trôi, cá trắm, cá quả, Sinh còn xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố đủ điều kiện thả nuôi 80 -100 con lợn thịt; 2.000-5.000 con gà và 1.000 con vịt với số tiền đầu tư trên 2 tỷ đồng. Anh Sinh cho biết, hiện trang trại của anh  mỗi năm có  doanh thu hơn 1 tỷ đồng, trừ chi phí lãi hơn 500 triệu đồng.

Với nhiều nông dân nghèo ở xã Thanh Trạch, anh Sinh là người sống có nghĩa, có tâm. Sinh đã đem những kinh nghiệm “máu xương” truyền cho những người tìm đến anh. Riêng xã Thanh Trạch, mỗi năm anh Sinh đã giúp vốn, con giống và kỹ thuật ít nhất cho 3 hội viên nông dân nghèo để họ làm ăn thoát nghèo. Trang trại của Sinh luôn rộng mở như 1 mô hình tham quan học tập của nhiều nông dân trong huyện, ngoài tỉnh.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 154

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 153


Hôm nayHôm nay : 76810

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1135111

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71362426