Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Nguyễn Tiến Sáu nhớ lại, năm 2015, tình cờ được biết đến mô hình nuôi ốc nhồi của một người chú tại xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, anh Sáu đã cùng những người bạn của mình tới tham quan, học hỏi kỹ thuật nuôi ốc nhồi, kinh nghiệm nuôi ốc nhồi. Rồi anh tự tìm đến những mô hình nuôi ốc nhồi thành công ở Hà Nội, Hải Dương để học hỏi.
Thửa ruộng 1.000m2 cho năng suất thấp đã được anh Sáu hoán cải thành ao nuôi ốc nhồi giống.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Sáu cho biết: "Nuôi cái con mỗi lần đẻ cả trăm trứng này rất năng suất, dễ nuôi, lại không phải đầu tư nhiều. Tôi chỉ phải bỏ ra có 7 triệu đồng tiền mua ốc nhồi giống để khởi nghiệp ban đầu, còn lại về sau tôi tự nhân giống để phát triển mở rộng mô hình....".
“Mất khoảng một năm nuôi thì ốc nhồi bắt đầu đẻ. Tôi đã phải để dành trứng rồi tự nhân giống nên năm đầu tiên thu nhập chưa nhiều bởi chưa có nhiều ốc nhồi thương phẩm và ốc nhồi giống để bán. Bởi nếu mua giống, với giá hiện nay vào khoảng 2,5 triệu đồng/kg ốc con, chi phí cho con giống sẽ trở thành gánh nặng cho tôi...”, anh Sáu nói.
Anh Nguyễn Tiến Sáu cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết, những con ốc bố mẹ hiện mỗi ngày sinh sản cho anh 1kg trứng.
Trứng ốc nhồi được anh Sáu bán với giá 500.000 đồng/kg hoặc anh Sáu cũng có thể ấp nở bán ốc con với giá 2,5 triệu đồng/kg.
Nhìn đàn ốc nhồi chen nhau bò lên những cánh lá tai tượng, anh Sáu bảo: "Việc chủ động thức ăn cho đàn ốc nhồi cũng phải mày mò nhiều lắm, hết thả bèo tấm, lá đu đủ đến các loại lá cây khác. Sau nhiều lần tham khảo rồi học hỏi, tôi thấy việc trồng cây tai tượng tại ao cắt thả làm thức ăn cho ốc rất phù hợp. Vừa đảm bảo nguồn thức ăn, vừa có thể che mát cho ốc vào những ngày nắng nóng. Do đó tôi đã đặt mua giống cây tai tượng từ miền Nam ra trồng...", anh Sáu tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Theo anh Sáu, giống ốc nhồi khỏe, ít bị bệnh nên cũng dễ chăm. Ốc đẻ nhiều trứng, vụ trứng của ốc thường bắt đầu từ cuối tháng 3 đến tháng 9. Đối với ốc thương phẩm, từ thời điểm ấp nở đến khi thành phẩm chỉ mất khoảng 4 tháng. Hiện nay anh đang bán ốc thương phẩm giá giao động từ 75.000 - 80.000 đồng/kg, giống ốc con 2,5 triệu đồng/kg. Trứng ốc chỗ anh cũng bán với giá "mềm" hơn nhiều nơi khác, chỉ bán 500.000 đồng/kg.
Ốc nhồi giống hiện nay đang có giá khoảng 2,5 triệu đồng/kg.
Thửa ruộng 1.000m2 được anh Sáu chia ra làm 4 ao nhỏ, trong đó có 2 ao nuôi ốc nhồi bố mẹ, hai ao nuôi ấp ốc nhồi giống. Xung quanh ao anh Sáu rào bằng các tấm fibro xi măng. Anh Sáu cho biết, làm như vậy sẽ ngăn được cua, ếch và rắn bò vào làm hại đến ốc nhồi. Ngoài nuôi ốc nhồi, anh Sáu anh thả thêm ốc ruộng. Theo anh Sáu, con ốc nhồi ăn tầng mặt, ốc ruộng ăn tầng đáy, thả như vậy sẽ đảm bảo được nguồn nước ít bị hư hỏng bởi thức ăn lặn chìm do ốc nhồi ăn không hết sẽ được ốc ruộng dọn cơ bản.
Anh Sáu chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Với con ốc nhồi không phải lo đầu ra, tôi còn phải đi gom ở những nơi khác để trả hàng cho khách. Hiện nay tôi đã hỗ trợ được nhiều người nuôi con ốc nhồi này để đảm bảo đáp ứng phần nào mối hàng. Với ốc nhồi thương phẩm, chúng tôi chủ yếu xuất bán về Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… còn trứng và ốc nhồi giống con bán về khu vực miền Trung”, anh Sáu cho hay.
Trứng ốc nhồi được anh Sáu đem ấp nở thành con giống để nuôi thành ốc thịt hoặc bán ốc giống con. Rêng trứng ốc nhồi hiện đang được anh bán với giá 500.000 đồng/kg.
Trung bình mỗi ngày ao ốc nhồi giống của anh Sáu cho khoảng 1kg trứng. Trứng ốc nhồi được anh đem ấp rồi bán ốc giống con hoặc bán trực tiếp. Như vậy, chỉ riêng bán trứng ốc nhồi giống, mỗi tuần anh đã có thu nhập gần 4 triệu đồng, bằng cả một vụ trồng lúa trên chính thửa ruộng này trước đó.
“5 anh em từng lặn lội các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Dương để thăm quan thực tế mô hình nuôi ốc nhồi hiện nay đều nuôi thành công cả. Chúng tôi ngoài nỗ lực phát triển mô hình còn sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật nuôi ốc nhồi, kinh nghiệm nuôi ốc nhồi cho thanh niên địa phương cùng làm để tăng thêm thu nhập. Hiện nay tôi vẫn đang tập trung vào làm ốc nhồi giống là chính. Tới đây tôi sẽ mở rộng diện tích để phát triển nuôi ốc nhồi thương phẩm”, anh Sáu tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Nguyễn Thái Thành, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chợ Đồn cho biết, hiện nay huyện Chợ Đồn cũng có nhiều nơi nuôi ốc nhồi. Nhìn chung mô hình nuôi ốc nhồi rất có triển vọng và mang lại thu nhập tốt. Người dân đã mạnh dạn bỏ vốn, tự nghiên cứu, học hỏi để thực hiện....".
"Những mô hình như này chúng tôi luôn khuyến khích. Nếu Hội Nông dân cơ sở có đề xuất, chúng tôi sẽ phối hợp tạo điều kiện gắn kết, giúp chuyển giao khoa học kỹ thuật và tạo điều kiện tìm nguồn vốn cho vay", ông Nguyễn Thái Thành cho biết thêm. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn